Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhcao (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 259:
Trong mối quan hệ với mọi người, con người cần giữ phép lịch sự, trang trọng mà thành thật, cần tránh kết giao với kẻ tiểu nhân để không bị lây nhiễm thói xấu và để tự bảo vệ mình không bị kẻ khác hãm hại. Người quân tử có sai lầm cũng không ngại sửa chữa. Khổng Tử nói: "''Người quân tử nếu không có thái độ trang trọng thì không giữ được uy nghiêm, có học tập cũng không củng cố được thành quả đã học. Làm người phải lấy trung tín làm chính. Không kết giao bạn bè với người chẳng như mình. Có sai lầm không sợ sửa chữa.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 110</ref>''". Người quân tử luôn khiêm tốn, cầu thị và không chấp nhặt những lời cuồng ngôn của kẻ tiểu nhân vì người quân tử không hành động để thỏa mãn cái tôi của mình. Tăng Tử nói "''Mình làm được lại đi hỏi người không làm được, mình biết nhiều mà lại đi hỏi người biết ít. Có tài học mà lại giống như không, tri thức đầy đủ mà lại như không có gì. Người khác xúc phạm mình mà mình cũng không tranh biện. Bạn của ta từ trước đã từng làm được như vậy.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 264</ref>''". Chính vì khéo cư xử nên người có đạo đức không bao giờ bị cô lập, nhất định có bè bạn gần gũi thân thiết<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 178</ref>. Tuy nhiên người bàn luận đạo lý nhiều cũng phải kiểm tra xem người này có phải là quân tử chân chính hay không hay chỉ là người có vẻ ngoài trang trọng ?<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 330-331</ref>
 
Cách sống thanh cao của con người mà Nho giáo khuyến khích là không màng danh lợi, làm việc hết lòng, lời nói thanh nhã, luôn tu tâm dưỡng tính, gần gũi với người có đạo đức. [[Khổng Tử]] nói: "''Người quân tử có chí học đạo, không theo đuổi việc ăn uống no say mà cầu được thoải mái và sống cuộc đời an nhàn, làm việc với tinh thần mẫn cán, lời nói hết sức cẩn thận, luôn gần gũi người có đức để không ngừng sửa chữa khuyết điểm của mình. Làm được như vậy, có thể nói là người ham học và học đạt kết quả tốt.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 117-118</ref>''". MgườiNgười quân tử phải giữ tư cách đạo đức của mình; luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người; luôn tĩnh tâm để đánh giá khách quan con người và cuộc đời; thắng không kiêu bại không nản; nghèo hèn không bất mãn, không bi quan yếm thế, không buông xuôi, không quy lụy; giàu sang không kiêu căng khinh người. Đó là sức mạnh tinh thần chân chính của người quân tử. Tử Cống hỏi: "''Nghèo hèn mà không nịnh bợ người, giàu có mà không kiêu căng khinh người, như vậy đã được chưa ?''". Khổng Tử nói: "''Có thể được, nhưng không bằng nghèo hèn mà vẫn lạc quan, giàu có mà lại chuộng lễ nghĩa.''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 119</ref> Tử Trương hỏi cách thức để đề cao được phẩm đức, Khổng Tử nói "''Lấy trung hậu và tín thật làm chính, tận lực làm việc nghĩa, làm được như vậy là đề cao phẩm đức.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 351</ref>''". Nho giáo khuyến khích lối sống tiết kiệm, không phô trương vì phô trương giàu sang không làm nên phẩm giá con người. Khổng Tử nói "''Xa xỉ rộng rãi quá thì không thuận mắt. Tiết kiệm quá thì trở nên keo kiệt bủn xỉn. Nếu không có đủ để rộng rãi thì thà tiết kiệm còn hơn.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 256</ref>''".
 
Để giữ được sự tín nhiệm của mọi người, con người hàng ngày phải tự xét xem mình đã làm việc hết lòng và giữ chữ tín với mọi người chưa. [[Tăng Tử]] nói: "''Tôi mỗi ngày tự xét mình ba điều. Mưu việc cho người khác đã dốc hết sức lực, tâm trí chưa? Cùng kết giao với bạn bè đã thật giữ điều tín chưa? Tri thức thầy truyền cho đã ôn tập cẩn thận, chu đáo chưa?''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 103</ref>. Con người phải không ngừng tự vấn lương tâm, trừ bỏ những suy nghĩ, ý định xấu xa ngay khi vừa nhen nhóm chứ không để nó biến thành hành động để mọi người đều tôn kính tin theo. Sách Trung Dung viết "''người quân tử tự xét nơi lương tâm của mình, nếu thấy có ma tà quỷ ám, có đến làm điều ác, thì tự biết hổ thẹn. Người quân tử khi sửa mình mà thấy điều bất cập thì chỉ mình biết, chứ người bình thường không thể nhìn thấy được... Cho nên người quân tử chưa hành động mà vẫn được người ta tôn kính, chưa nói ra mà người ta đã tin theo.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 93</ref>". Không những vậy "''Nhìn thấy người hiền tài liền nghĩ đến noi gương phấn đấu kịp bằng họ, nhìn thấy người chẳng hiền tài thì phải tự kiểm tra lại mình.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 175</ref>''". Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này. Khổng Tử có lần cảm thán "''Hết rồi, chẳng còn gì nữa! Ta chưa từng thấy người nào có thể phát hiện sai lầm của mình, lại còn biết tự kiểm điểm sai lầm của mình từ tâm can.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 203</ref>''".