Khác biệt giữa bản sửa đổi của “ISU-152”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Banzaku (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Banzaku (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 111:
Sau [[Trận Vòng cung Kursk]], để phục vụ cho việc chống tăng, một loại đạn xuyên giáp với khối lượng còn lớn hơn đã được phát triển với mục đích tăng khả năng chống tăng cho ISU-152. Tuy nhiên, loại đạn này có chi phí cao, số lượng ít và hiệu quả chống tăng hơn không đáng kể so với loại đạn nổ; bản thân kết cấu của khẩu pháo của ISU-152 đã đánh đổi sơ tốc và độ chính xác để lấy tầm bắn xa và khối lượng, nó cũng không được thiết kế để cạnh tranh với các pháo chống tăng thực thụ. Đôi khi loại đạn xuyên giáp lõi cứng cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ chống tăng. Một loại đạn [[lượng nổ lõm]] sơ khai với đầu đạn nặng 27,44 kg cũng được phát triển. Khả năng xuyên giáp của nó đạt 250 ly [[giáp thép cán đồng nhất]] đặt theo phương vuông góc với mặt đất. Loại đạn này chưa được sử dụng trong [[cuộc chiến tranh chưa được biết đến|cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại]].
 
Giáp trước của ISU-152 dày đến 90 ly và được làm vát nghiêng, so với độ dày của tiền bối SU-152 là 6575 ly. Vì thế ISU-152 được bảo vệ rất tốt trước các khẩu [[pháo KwK 40 75 ly]] của xe tăng [[Panzer IV]] và pháo tự hành [[StuG 3]], những loại xe hạng trung này không thể hạ được ISU-152 trừ phi tìm được cách bắn vào bên hông. Các loại xe tăng hạn nặng như [[Tiger I]] với khẩu [[KwK 36]] 88 ly mạnh hơn cũng không thể xuyên thủng vùng giáp trước có khiên chắn của ISU-152, hoặc phải giảm khoảng cách bắn xuống khoảng 500 mét để có thể xuyên được vùng giáp trước không có khiên chắn của ISU-152; như vậy ưu thế về tầm bắn của nó đã bị hóa giải và việc giảm khoảng cách bắn cũng khiến cạnh sườn của chúng dễ bị tổn thương trước các khẩu [[ZiS-S-53 85 ly]] của [[Xe tăng T-34|T-34-85]].
 
Thật ra ISU-152 không phải là một pháo tự hành chống tăng đích thực. Nó có tốc độ bắn rất chậm nếu so với các pháo tự hành chống tăng như [[Pháo tự hành chống tăng Jagdpanther|Jagdpanther]] của Đức và [[SU-100]] của Liên Xô (có thể bắn đến 5-8 phát trong một phút). Tuy nhiên, trước khi SU-100 ra đời vào cuối năm 1944 thì ISU-152 là loại thiết giáp duy nhất của Liên Xố có khả năng hạ gục các xe tăng hạng nặng của Đức một cách hiệu quả; đồng thời sự đa vai trò của nó đồng nghĩa với việc ISU-152 được sản xuất với số lượng lớn hơn SU-100 rất nhiều. Được ngụy trang tốt, nhanh chóng thay đổi vị trí bắn và tổ chức mai phục với nhiều chiếc cùng bắn vào một mục tiêu sẽ giảm thiểu nhược điểm tốc độ bắn chậm của ISU-152. Với các chiến thuật nêu trên, ISU-152 nhanh chóng trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị xe tăng hạng nặng của Đức, làm thay đổi quan điểm của phát xít Đức về các lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô và buộc người Đức phải sử dụng các lực lượng xe tăng một cách dè dặt, thận trọng hơn.
 
Ngay cả pháo 88mm L/71 của xe tăng hạng nặng Đức [[Tiger II]] cũng không thể công phá được vùng giáp trước có khiên chắn của ISU-152 ở cự ly gần, trong khi một phát bắn trúng đích của ISU-152 có thể loại khỏi vòng chiến bất cứ xe tăng địch nào. [[Hermann Bix]], một Aces xe tăng của Đức, kể lại trận đấu giữa một đơn vị pháo tự hành chống tăng hạng nặng [[Jagdpanther]] với duy nhất 1 chiếc ISU-152 đơn độc:
:''...Họ bắn viên thứ hai rồi viên thứ ba ở cự ly 400 mét, nhưng khẩu súngpháo địch không hề hấn gì. Quân Nga nổ súng. Viên thứ nhất nổ trên mặt đất cách chiếc Jagdpanther chừng 3 mét. Khói và lửa tràn vào buồng lái, tổ lái của Bix mất khả năng bắn trả.''
:''Viên thứ hai từ khẩu súng đại bác khổng lồ của Nga bay vèo qua nắp xe vài mét, nhưng viên thứ ba trúng đích. Bix thấy bệ chống giật của khẩu pháo chính dựng ngược về phía sau. Rồi anh ta cảm thấy sự chấn động của tiếng nổ. Tiếng nổ kinh khủng của sự va chạm làm anh ta điếc đặc. Người xạ thủ báo cáo là anh ta không thể thấy gì vì khe nhìn đã bị vỡ.''
:''Bix cố mở khoá nòng pháo chính để ngắm qua đó. Nhưng anh ta nhận ra là bệ chống giật bị vỡ lên chỗ viền tháp pháo ngay lớp giáp phía trong. Rồi anh ta biết rằng tấm chắn của pháo bị tung ra khỏi rãnh, sự chấm dứt đã đứng kề bên họ.''
:''Thiếu Úy Pintelmann, đang ở trong vịnh, vừa chạy đến ngay lúc thấy Bix đang lùi. Khẩu súngpháo to lớn lại khạc lửa. Chiếc tăng của viên thiếu úy cũng bị trúng đạn ở khiên chắn súng và bị hư hỏng. Anh ta phải ra lệnh rút lui. May mắn là chiếc Jagdpanther thứ 3 đến nơi, anh ta thấy toàn bộ hông của chiếc pháo tấn công hạng nặng mới nhất của Nga ở trong ống ngắm. Anh ta bắn 2 viên xuyên thép vào sườn của nó. Tổ lái Nga leo ra và đầu hàng.''
:''Sau trận đấu, người ra thấy 3 viên đạn của Bix trúng vào trung tâm của vòng đai khấukhẩu pháo Nga và xuyên vào 10 cm. Nhưng đã không thủng được lớp giáp nghiêng dày 20cm.''
 
===Pháo tự hành hạng nặng===