Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xích lô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 16:
Theo nhà sử học [[Dương Trung Quốc]], và cũng được kể lại bởi nhà báo Nguyễn Lưu, thì chiếc xích lô (''cyclo'') do một người Pháp miền [[Charente]] tên là Coupeaud phát minh ra vào năm 1939. Để quảng cáo cho phương tiện vận chuyển mới này, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình với chiếc xe chở khách chạy bằng 3 bánh từ [[Phnompenh]] tới [[Sài Gòn]], với hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp một mạch gần 200&nbsp;km trong thời gian 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc. Tháng 2 năm 1941, tay anh chị khét tiếng [[Bảy Viễn]] cùng một người Pháp là Maurice lập công ty Mauvien (ghép tên 2 người) có 30 chiếc độc quyền ở khu vực [[Chợ Lớn]]…<ref name="nl">Trích "Chuyện xích lô - Nguyễn Lưu" - trang 328/329 - Hà Nội 36 góc nhìn - Nhà xuất bản Thanh Niên - 2003</ref><ref name="vtl">Vũ Thế Long, [http://newvietart.com/index3.3957.html Xích lô Hà Nội], 9-4-2012</ref>. Từ đầu thập niên 1960, tại Sài gòn xuất hiện xe xích lô máy, với [[Động cơ hai thì|động cơ 2 thì]] và với những phụ tùng, linh kiện, động cơ của hãng xe mô tô [[Peugeot]] nhập từ Pháp, loại 125 phân khối, dùng xăng pha nhớt.<ref>Nguyễn Ngọc Chính, [http://thoibao.com/xe-cyclo-mot-thoi/ Xe Cyclo một thời], Thời Báo.</ref>
 
Tuy nhiên theo soạn giả Tony Wheeler trong ''Chasing Rickshaws'' thì một loại xích lô người đạp phía trước kéo hành khách ngối phía sau vào thập niên 1920 trước đã có mặt ở [[Singapore]] vào [[thập niên 1920]]. Trong khi đó kiểu xích lô người đạp phía sau, hành khách ngồi trước, người đạp phía sau thì năm 1936 đã xuất hiện ở [[Jakarta]].<ref name="Chasing">Wheeler, Tony, ed. ''Chasing Rickshaws''. Hawthorn, Victoria, Australia: Lonely Planet, 1998. Tr 182-3.</ref> Christopher Pym cũng ghi nhận là năm 1936 ở [[Nam Vang]] du nhập xe xích lô,<ref>Pym, Christopher. ''Mistapim in Cambodia''. London: Hodder & Stoughton, 1960. Tr 44</ref> nên sự việc ở Pháp năm 1939 chưa hẳn là "phát minh". Dù gì đi nữa thì loại xe ba bánh lấy sức người đạp ra đời khoảng thập niên 1920 và đến [[thập niên 1930| khoảng 1930]] thì đã phổ biến ở châu Á.
 
Hiện nay, xe xích lô bị hạn chế sử dụng tại Việt Nam. Từ năm 2009, Hà Nội từng tổ chức hội nghị về quản lý hoạt động của xe xích lô trên địa bàn, và siết chặt quản lý đối với hoạt động xích lô, tiến tới việc xóa bỏ hoàn toàn loại xe này. Hiện nay, tại Hà Nội còn khoảng 300 xe xích lô thuộc 4 doanh nghiệp được cấp phép để phục vụ du lịch.<ref>Thủy Trần, [http://www.quehuongonline.vn/VietNam/Home/Ban-sac-van-hoa/Gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/2012/04/47C3FE48/ Xích lô - nét đẹp trong văn hóa du lịch Hà Nội], Quê Hương, 06/04/2012</ref><ref>Nguyễn Lê Hiển Tích, [http://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/inc/print.asp?N9922 Ngậm ngùi xe tay, xích lô] - NGUỒN: Bản tin ĐHQG Hà Nội số 232 tháng 6 năm 2010</ref>