Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc hội Nhật Bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 72:
 
Trụ sở Quốc hội nằm ở [[Nagatachō]], [[Chiyoda, Tokyo]]. Chiếm vị trí quan trọng trong Nghị viện hiện nay là [[Đảng Dân chủ Tự do (Nhật Bản)|Đảng Dân chủ Tự do]] (LDP).
==Lịch sử==
Quốc hội lập pháp hiện đại đầu tiên của Nhật Bản là {{nihongo|'''Đế Quốc Nghị hội'''|帝国議会|Teikoku-gikai}} được thành lập theo Hiến pháp Minh Trị có hiệu lực từ 1889-1947. [[Hiến pháp Minh Trị]] được ban hành ngày 11/2/1889 và Đế Quốc Nghị hội tổ chức phiên họp đầu tiên ngày 29/11/1890. Nghị hội gồm 2 viện là Chúng Nghị viện (Hạ viện) và {{nihongo|[[Viện Quý tộc (Nhật Bản)|Quý tộc viện]]|貴族院|Kizoku-in}} (Thượng viện). Chúng Nghị viện được bầu trực tiếp, nhưng hạn chế trong bầu cử; tới năm 1925 cho phép phổ thông đầu phiếu là nam giới. Quý tộc viện được thiết chế tương tự [[Viện Quý tộc]] của Anh bao gồm các quý tộc cao cấp.
 
Từ "Diet" bắt nguồn từ latin và chỉ chung các Hội đồng của [[Đế chế La Mã thần thánh]]. Hiến pháp Minh Trị được dựa theo chủ yếu từ [[chế độ quân chủ lập hiến]] của [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] trong thế kỷ XIX, và "Diet" được mô hình hóa thành [[Reichstag]] và 1 phần [[hệ thống Westminster]] của Anh. Không giống với Hiến pháp sau thế chiến, Hiến pháp Minh trị quy định đặc quyền cao cấp của Thiên Hoàng, mặc dù theo thức tế quyền lực Thiên Hoàng được các Genrō (nguyên lão) tham vấn.
 
Để trở thành luật hoặc bộ luật cần có sự chấp thuận của 2 viện và Thiên Hoàng. Thiên Hoàng có quyền phủ quyết mọi luật hoặc bộ luật nếu ông cảm thấy không vừa ý. Thiên Hoàng có quyền lựa chọn Thủ tướng (Tổng lý) và Nội các, vì vậy Thủ tướng không được lựa chọn và nhận được sự tín nhiệm của Nghị hội. Nghị hội cũng bị giới hạn trong việc kiểm soát ngân sách. Nghị hội có quyền phủ quyết ngân sách hàng năm, nếu ngân sách không được phê chuẩn ngân sách của năm trước vẫn tiếp tục có hiệu lực. Điều này được thay đổi sau thế chiến II.
 
Hệ thống đại diện tỷ lệ cho Tham Nghị viện được đề xuất năm 1982, được coi là cuộc cải cách bầu cử lần đầu tiên sau chiến tranh.
==Đại biểu==
Các viện của Quốc hội được bầu theo hệ thống bầu cử song song. Mỗi ghế trong các cuộc bầu cử được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm được bầu theo thể thức khác nhau. Các cử tri sẽ bỏ 2 phiếu, một phiếu cho ứng viên cá nhân và một phiếu cho danh sách đảng đại diện. Bất cứ cử tri nào trên 20 tuổi đều được tham gia bỏ phiếu, dự kiến sẽ giảm xuống còn 18 vào năm 2016.
Hàng 81 ⟶ 89:
* Là công dân Nhật Bản;
* Có độ tuổi trên 25 với Hạ viện và 30 với Thượng viện.
Chế độ đãi ngộ với cácđặc đạiquyền biểucủa nghị sĩ:
* Nhận lương bổng theo Ngân sách quốc gia và luật định<ref>Điều 49 Hiến pháp</ref>. Hiện tại theo quy định mỗi đại biểu được 1.3 triệu ¥/tháng.
* Mỗi đại biểu có quyền miễn đóng thuế, vé tàu đi lại và 4 vé máy bay khứ hồi để có thể đi lại giữa địa phương.
Hàng 87 ⟶ 95:
* Trừ trường hợp được pháp luật quy định, đại biểu không bị bắt trong khoá họp của Quốc hội.
* Nếu đại biểu bị giam giữ trước khi khai mạc khoá họp thì sẽ được phóng thích để dự khoá họp theo yêu cầu của Quốc hội.
Nghị sĩ sẽ bị trục xuất nếu cần một nghị quyết với sự nhất trí của từ 2/3 tổng số đại biểu có mặt trở lên được thông qua.
==Quyền hạn==
Điều 41 [[Hiến pháp Nhật Bản]] quy định "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và cũng là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền lập pháp". Quy định này trái ngược với [[Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản|Hiến pháp Minh Trị]], trong đó quy định Thiên Hoàng là người thực hiện quyền lập pháp với sự chấp thuận của Quốc hội. Nhiệm vụ của Quốc hội không chỉ làm luật mà còn thông qua Ngân sách Quốc gia hàng năm do Chính phủ đệ trình và việc phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế.
 
Quốc hội còn có quyền sửa đổi Hiến pháp, theo đó nếu được Quốc hội thông qua, để ban hành cần phải thông qua cuộc trưng cầu ý dân. Các viện có thể tiến hành "mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính phủ, hỏi cung nhân chứng và kiểm tra các tài liệu". [[Thủ tướng Nhật Bản|Thủ tướng]] được Quốc hội bầu ra thông qua một nghị quyết của Quốc hội. Công việc này phải được ưu tiên so với các hoạt động khác của Quốc hội. [[Nội các Nhật Bản|Nội các]] có thể bị giải tán bởi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do 50 nghị sĩ Chúng Nghị viện đề xuất. Thành viên Nội các và kể cả Thủ tướng có quyền tới các Viện bất cứ lúc nào để phát biểu ý kiến về dự luật, đồng thời phải có mặt để trả lời và giải thích các vấn đề khi cần thiết. Quốc hội còn có thẩm quyền thành lập Tòa án gồm nghị sĩ 2 Viện để xét xử các vị Thẩm phán.
 
Một dự luật để trở thành Luật ngoài cần có sự chấp thuận của Quốc hội, cần có sự ban hành của [[Thiên Hoàng]]. Vai trò Thiên Hoàng tương tự Quân chủ trong [[chế độ quân chủ]] các quốc gia khác, nhưng tại Nhật Bản Thiên Hoàng chỉ có quyền thông qua mà không được phép bác bỏ.
 
Trong Quốc hội, Chúng Nghị viện có quyền lực tương đối lớn. Chúng Nghị viện thường không thể bác bỏ dự luật dã được thông quan bởi Tham Nghị viện, nhưng Tham Nghị viện chỉ có quyền trì hoãn không thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hoặc hiệp ước đã được Chúng Nghị viện thông qua, đồng thời việc lựa chọn Thủ tướng bất kỳ của Chúng Nghị viện. Trong 1 số trường hợp Chúng Nghị viện thắng thế so với Tham Nghị viện:
Hàng 100 ⟶ 109:
* Vấn đề về ngân sách phải được Chúng Nghị viện biểu quyết trước. Khi thảo luận về vấn đề này, nếu Tham Nghị viện không đồng ý với Hạ viện, và nếu Ủy ban đại diện của cả hai Viện cũng không có được sự nhất trí hay Tham Nghị viện không thể đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày sau khi Chúng Nghị viện thông qua, ngoại trừ thời gian ngừng họp, thì quyết định của Chúng Nghị viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội.
* Nếu 2 Viện không đạt được sự nhất trí và ủy ban chung của 2 viện cũng không đạt được sự nhất trí chung hoặc Tham Nghị viện không chỉ định được Thủ tướng trong vòng 10 ngày, tính cả thời gian ngừng họp, sau khi Chúng Nghị viện biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng thì quyết định của Chún Nghị viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội.
==CôngHoạt tácđộng==
Hiến pháp quy định "Quốc hội được triệu tập thường lệ mỗi năm một lần". Chúng Nghị viện được giải tán trước khi tổ chức tuyển cử, trong khi chờ tổng tuyển cử Tham Nghị viện thường nghỉ họp. Nhưng nếu trong trường hợp đất nước lâm nguy, Nội các có thể triệu tập phiên họp bất thường của Thượng viện.
 
Thiên Hoàng nhóm họp cả 2 viện trước khi tuyên bố giải tán Chúng Nghị viện theo yêu cầu của Nội các. Trong trường hợp đặc biệt, Nội các có thể yêu cầu triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội. khi có yêu cầu của từ 1/4 tổng số đại biểu của 2 Viện, Nội các phải triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội. Vào phiên khai mạc kỳ họp, Thiên Hoàng đọc bài phát biểu tại Chúng Nghị viện.
 
Số đại biểu quy định tại mỗi khóa họp là 1/3 và trong các cuộc thảo luận hay biểu quyết các vần đề thì có ít nhất 2/3 đại biểu tham dự. Mỗi Viện tự lựa chọn Chủ tịch (Nghị Viện trưởng) cũng như các viên chức cấp cao của mình.
==Chú thích==
{{tham khảo}}