Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doanh nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
[[Tập tin:T. Harv Eker at MMI Burlingame 2009-05-09 5.JPG|300px|nhỏ|phải|Doanh nhân, diễn giả T. Harv Eker]]
'''Doanh nhân''' là [[người]] giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm [[lợi nhuận]]<ref>Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind), [[T. Harv Eker]], Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 114</ref>. Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các [[phương tiện truyền thông]] của [[Việt Nam]] sử dụng để xác định một [[thành phần kinh tế]] tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90.
==Đặc điểm==
Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một [[hiệu ứng tâm lý]] rằng: cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.
 
Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc [[quản trị]], [[điều hành]] một [[doanh nghiệp]]. Đó có thể là những người đại diện cho các [[cổ đông]], cho các [[chủ sở hữu]] (thành viên [[Hội đồng Thành viên]], [[Hội đồng quản trị|Hội đồng Quản trị]], [[Ban Kiểm soát]]) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên [[Ban Giám đốc]]).
 
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nhân còn là những người có được những:
* (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh,
* (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và
* (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.
Doanh nhân phảithường là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong [[xã hội]].
 
Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra [[hàng hóa]], [[dịch vụ]] cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra [[lợi nhuận]] và biết đóng góp cho xã hội. Các doanh nhân tập hợp trong một [[tầng lớp xã hội]] gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.