Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thomas Hobbes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 40:
Thomas Hobbes đã đi ngược lại rất nhiều người khi ông ủng hộ việc xuất hiện một chế độ quan chủ tuyệt đối để ổn định [[cộng đồng]]. Và không ngạc nhiên khi ông phải sống lưu vong vào cuối đời.
=====Khế ước xã hội-mầm mống của quyền lực tuyệt đối=====
======'''Nội dung vấn đề======'''
Luận chứng của Hobbes về quân chủ tuyệt đối có liên quan đến cái gọi là [[khế ước xã hội]]. Ý tưởng về [[khế ước]] [[xã hội]] không phải do Hobbes nghĩ ra, nhưng lại được Hobbes suy nghĩ theo cách hoàn toàn khác. Cụ thể, ý tưởng này là như sau: Ta có một [[nhà nước tự nhiên]] trước khi [[chính quyền]] được hình thành. Trong nhà nước này, Hobbes cho rằng [[con người]] sẽ không bị ràng buộc bởi [[luật lệ]], và bởi đơn giản là vì họ có tư lợi, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Cho nên, tất yếu xảy ra "chiến tranh tất cả chống lại tất cả..." và tất yếu dẫn đến "...cuộc sống của mỗi người trong nhà nước tự nhiên sẽ cô đơn, dơ dáy, nghèo nàn, vũ phu và thiếu thốn". Để loại bỏ một cuộc chiến tranh như vậy và bảo toàn lợi ích của tất cả, Hobbes cho rằng, con người phải thỏa hiệp nhau để xây dựng một chính quyền có [[quốc vương]] nắm quyền lực tuyệt đối bởi chỉ có quyền lực tuyệt đối mới giải quyết được mọi xung đột. Và cái thảo hiệp đó chính là khế ước xã hội.
 
Dòng 47:
Từ quan điểm về quyền lực tuyệt đối, Hobbes cho rằng không thể có cái chính quyền mà quyền lực bị phân chia hay biến tướng thành những quyền hành khác nhau. Như thế thì chỉ có xung đột.
 
======'''Nguyên nhân vấn đề======'''
Sở dĩ Hobbes có đề cập đến khế ước xã hội như vậy là vì ông không thể nào ưa nổi chủ nghĩa kinh viện (như ta đã biết là ông có thái độ đó khi còn đi học). Ông không thích việc mà ông cho là đòi hỏi quá nhiều quyền uy nếu so với [[lý trí]], quá thiên về sử dụng các từ ngữ trống rỗng như "bản chất vô thể", "thuyết đồng thể chất". Hobbes muốn sử dụng [[hình học]] để xây dựng lý thuyết về chính trị (cần nhớ là Hobbes rất thích các [[tiên đề]] của [[Euclid]], những thứ tưởng chừng vô hại và đơn giản lại có thể suy ra những kết quả khó hiểu và kỳ lạ). Từ tiền đề vững chắc, Hobbes thiết lập khế ước xã hội để rút ra những kết luận vững chắc về [[đạo đức]] và [[chính trị]].
====='''Cách thực hiện====='''
======''Xây dựng chính quyền======''
Liệu có thể xây dựng thành công một chính quyền như theo suy nghĩ của Hobbes không là câu hỏi mà ngay của Hobbes cũng khó trả lời. Bởi nếu muốn tạo sự chuyên chế cho một người, những người khác phải tự nguyện "giao quyền lực" cho người đó, đó là ý của Hobbes. Vậy những kẻ tự tôn thì sao? Hobbes lại làm phép so sánh quan hệ dân-vua là quan hệ tớ-chủ. Thế thì liệu có ai tự nguyện xây dựng một quan hệ nô dịch không? Đến đây thì có lẽ Hobbes không biết trả lời thế nào.
======''Bào vệ chính quyền======''
Hobbes cho rằng con người cần sự bình yên, nên phải đến những nơi có thể ngăn chặn [[xung đột]] và xây dựng thành một cộng đồng. Nhưng có thể có "con sâu bỏ giầu nồi canh", tức là những người không đáng tin trong cộng đồng đó, nên cần hình thành và thực hiện [[pháp luật]]. Pháp luật phải xây dựng trên cơ sở của sự đồng thuận. Khi luật pháp ra đời, mọi cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo. Như vậy, tìm kiếm an toàn dẫn đến tìm kiếm hòa bình, tìm kiếm hòa bình lại đòi hỏi đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình.