Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ pháp tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dat Em (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''Ngữ pháp tiếng Việt''' là những đặc điểm của [[tiếng Việt]] theo các cách tiếp cận [[ngữ pháp]] khác nhau: tiếp cận ngữ pháp cấu trúc hay tiếp cận ngữ pháp chức năng. Phần dưới đây chủ yếu trình bày các yếu tố thuộc lý thuyết ngữ pháp chức năng
 
==Từ loại, cụm từ, cấu tạo từ==
 
===Từ loại===
Cho đến ngày nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là [[thực từ]] và [[hư từ]]; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn. Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng [[từ vựng tiếng Việt]] không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách quan để định loại. Và việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ; phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay trong tiếng Việt có thể phối hợp hai cách phân loại này.