Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dinhcao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 37:
Ngày 21/5/1963, khắp nơi trên toàn quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại Sài Gòn, khoảng 1000 tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang để hành lễ sau đó diễu hành rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi. Cùng lúc đó, một đoàn gồm 350 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi về trụ sở Quốc Hội. Những cuộc diễu hành này diễn ra tốt đẹp.
 
Nhưng đến cuối tháng 5, các tăng ni phật tử và cả nhiều học sinh, sinh viên và viên chức bắt đầu biểu tình và tuyệt thực. Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh Viên Phật tử Huế công bố một lá thư kêu gọi sinh viên học sinh toàn quốc ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Tại Sài Gòn, Đoàn Sinh Viên Phật tử lập tức hưởng ứng lời kêu gọi. Cảnh sát đã tấn công cuộc biểu tình và tuyệt thực bằng lựu đạn hơi cay, lựlựu đạn khói và chó nghiệp vụ. Nhiều người bị đánh đập và bắt bớ.
 
Ngày 3 tháng 6 năm 1963, [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] đã phun hóa chất và khí gas gây độc vào đầu những nhà sư đang cầu nguyện ở Huế làm 67 người chết và bị thương, chủ yếu là tăng ni. Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử.<ref>Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, chương 38, Cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Lang,</ref>
 
CuộcNhiều cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra kéo dài sang tháng 7, Chính quyền dùng xe bọc thép, xe tăng tấn công đám người biểu tình, nổ súng bừa bãi thậm chí cán chết nhiều người. Ngày 11/7/1963. Ủy ban Liên Bộ thông báo cho Ủy ban Liên Phái biết theo điều tra của Bộ Nội Vụ thì vụ thảm sát ở Huế ngày 8/5/1963 do cộng sản gây ra. Phía Phật giáo buộc tội chính quyền bưng bít sự thật và cáo buộc cuộc thảm sát là do chính phủ Cộng hòa gây ra chứ không liên quan đến lực lượng Cộng sản ở Miền Nam Việt Nam. Sang tháng 8, các Tăng ni, Phật tử tự thiêu và tự chặt tay. Hàng nghìn người đã đến bảo vệ thi hài của các tăng ni tự thiêu như thiền sư Thanh Tuệ 18 tuổi ở chùa Phước Duyên, thiền sư Tiêu Diêu 71 tuổi tự thiêu tại chùa Từ Đàm còn Ni sư Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu tại quận Ninh Hòa, Khánh Hòa thì lại bị bọn cảnh sát mang thi hài đi. Hàng nghìn có khi đến hàng chục nghìn người đã tham gia cầu siêu cho những người đã khuất, những tăng ni phật tử tự thiêu trong cuộc đàn áp và thảm sát của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 21/8/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm họp nội các để thông báo đã thiết quân luật trên toàn quốc đồng thời đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn". Bộ trưởng Ngoại giao Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu phản đối hành động của chính quyền rồi rời cuộc họp. Sau đó ông cạo đầu và từ chức bộ trưởng bộ Ngoại giao. Vũ Văn Mẫu cùng một số giáo sư đại học thành lập Phong trào Trí Thức Chống Độc Tài.<ref>Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, chương 40, Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Nguyễn Lang,</ref>. Cuộc biểu tình đến đầu tháng 9 mới gần chấm dứt hoàn toàn.
 
=== Hậu quả ===
Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế. Dư luận thế giới và cả Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.