Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghĩa Đàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
[[Tháng 10]] năm [[1930]], tại hang Rú Ấm, xã Thọ Lộc (nay thuộc xã Nghĩa Đức), một sự kiệ̣n chính trị quan trọng đã xảy ra, chi bộ Đảng đầu tiên của Nghĩa Đàn được thành lập. Đây là một trong những chi bộ Đảng được thành lập đầu tiên ở các huyện miền núi Nghệ An, sau đó nhiều chi bộ Đảng mới được thành lập. Tháng 4 năm 1931, hội nghị hợp nhất giữa các chi bộ Đảng được tổ chức tại làng Lụi xã Nghĩa Mỹ. Sự kiện này được xem như là sự ra đời của Đảng bộ Nghĩa Đàn. Trong suốt 15 năm, Đảng bộ đã nhiều lần phải tổ chức lại nhưng luôn đóng vai trò lãnh đạo và đã giành được chính quyền về tay nhân dân vào ngày [[22 tháng 8]] năm [[1945]]. Từ sau [[cách mạng tháng Tám]] 1945, cùng với cả nước, Nghĩa Đàn bước vào công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. [[Chiến tranh Đông Dương|Kháng chiến chống Pháp]] thắng lợi, cả miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nghĩa Đàn là hậu phương lớn cùng tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ. Các nông trường 1/5, nông trường 19/5, Đông Hiếu, Tây Hiếu, Cờ Đỏ... được thành lập trở thành mô hình sản xuất tiên tiến mới của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày [[10 tháng 12]] năm [[1961]], nhân dân Nghĩa Đàn vinh dự được đón [[Hồ Chí Minh|Bác Hồ]] lên thăm, trong cuộc nói chuyện với cán bộ và công nhân Nông trường Đông Hiếu, Bác đã căn dặn: “Các nông trường có nhiệm vụ đoàn kết và tìm cách giúp đỡ đồng bào địa phương. Những kỹ thuật của nông trường tiến bộ hơn, vì vậy, đồng bào địa phương cần đoàn kết với nông trường, xây dựng hợp tác xã cho tốt, đời sống xã viên ngày càng ấm no, thế là chủ nghĩa xã hội”.
 
Danh xưng Nghĩa Đàn Đã trải qua 126 năm và đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính. Sau đây là những con số và sự kiện đáng lưu ý xảy kể từ năm [[1963]] đến nay: [[Tháng 5]] năm [[1963]], [[Chính phủ Việt Nam|Hội đồng Chính phủ]] ban hành quyết định số 52/QĐ-CP tách 10 xã của huyện Nghĩa Đàn để thành lập huyện [[Tân Kỳ]], 3 xã để thành lập huyện [[Quỳ Hợp]]. Lúc này Nghĩa Đàn có 24 xã, thị trấn bao gồm: Nghĩa MaiAn, Nghĩa ThọĐức, Nghĩa LongHòa, Nghĩa YênHội, Nghĩa HộiHưng, Nghĩa HòaKhánh, Nghĩa MinhLạc, Nghĩa TrungLâm, Nghĩa QuangLiên, Nghĩa LâmLộc, Nghĩa MỹLợi, Nghĩa ThắngLong, Nghĩa LạcMai, Nghĩa ThuậnMinh, Nghĩa ThịnhMỹ, Nghĩa LộcQuang, Nghĩa LợiThắng, Nghĩa TiếnThịnh, Nghĩa LiênThọ, Nghĩa ĐứcThuận, Nghĩa AnTiến, Nghĩa KhánhTrung, Nghĩa HưngYên và thị trấn Thái Hòa (1965). Ngày [[25 tháng 11]] năm [[1995]], Chính phủ ban hành Nghị định 83/NĐ-CP thành lập thêm 8 xã mới trên cơ sở 5 thị trấn nông trường quốc doanh là: Nghĩa Hồng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, Đông Hiếu, Tây Hiếu, đưa tổng số xã ở Nghĩa Đàn lên 32 xã, thị.
 
Cuối năm [[2006]], huyện Nghĩa Đàn có 32 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thái Hòa và 31 xã: Đông Hiếu, Nghĩa An, Nghĩa Bình, Nghĩa Đức, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hội, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Liên, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Long, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Phú, Nghĩa Quang, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thọ, Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến, Nghĩa Trung, Nghĩa Yên, Tây Hiếu.
 
Ngày [[15 tháng 11]] năm [[2007]], Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính chia tách Nghĩa Đàn thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện: các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Quang, Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Tiến, Đông Hiếu, Tây Hiếu và thị trấn Thái Hòa thuộc về địa giới hành chính của [[Thái Hòa, Nghệ An|thị xã Thái Hòa]]. Các cơ quan trong hệ thống chính trị của thị xã Thái Hòa kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, trụ sở của huyện Nghĩa Đàn cũ. Huyện Nghĩa Đàn mới chuyển trung tâm huyện lỵ về xã Nghĩa Bình mà trước đây là nông trường 1/5. Ngày [[11 tháng 10]] năm [[2011]], thành lập thị trấn Nghĩa Đàn thuộc huyện Nghĩa Đàn trên cơ sở điều chỉnh 455,7 ha diện tích tự nhiên và 3.007 nhân khẩu của xã Nghĩa Bình, 345,5 ha diện tích tự nhiên và 1.763 nhân khẩu của xã Nghĩa Trung, 51,4 ha diện tích tự nhiên và 267 nhân khẩu của xã Nghĩa Hội.