Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cù lao Phố”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của THI ĐÀN VIỆT NAM (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của AlphamaBot2
Dòng 18:
Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc [[đồng]], nấu [[đường]], làm bột, đồ [[gỗ]] gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v...
 
'''Sách ''[[Đại Nam nhất thống chí]]'' mô tả:'''
:''Trần Thượng Xuyên chiêu nạp được người buôn nước Tàu, xây dựng đường phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội...''<ref>Nguyễn Tạo dịch, Quyển Thượng, phần Biên Hòa, Nha Văn Hóa Bộ Quốc gia Giáo Dục xuất bản, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], 1959, tờ 25.</ref>
 
'''Cảnh mua bán rộn rịp cũng được [[Trịnh Hoài Đức]] ghi lại:'''
:''Các thuyền ngoại quốc tới nơi này (cù lao Phố) bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn này định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ động. Đến ngày trở buồm về, gọi là "hồi đường", chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước nhờ mua dùm. Như thế, khách chủ đều được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đàn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi...''<ref>''[[Gia Định thành thông chí]]'', mục ''Xuyên sơn chí''.</ref>
 
'''Nhà văn [[Sơn Nam (định hướng)|Sơn Nam]] viết:'''
:''Vùng Cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên [[Campuchia|Cao Miên]] và đường thủy ăn xuống [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Nhóm dân [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]] theo chân Trần Thượng Xuyên gây cơ sở lớn ở Cù lao Phố, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông. Năm năm sau khi định cư, chùa Quan đế dựng lên''<ref>''Lịch sử khẩn hoang miền Nam'', NXB Văn nghệ, TP. HCM, 1994, tr.30.</ref>.
'''Ngoài các tư liệu giới thiệu về Cù Lao Phố như trên, gần đây có bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Vinh: HOÀNG HÔN TRÊN CÙ LAO PHỐ'''
 
Cù Lao Phố một địa danh quen thuộc với người dân quanh vùng Biên Hòa- Gia Định, nói đến Cù Lao Phố người ta nghĩ ngay đến một đảo xanh nằm giữa dòng chảy của lưu vực sông Đồng Nai trước khi hợp lưu với sông Sài Gòn và xuôi ra biển Cần Giờ.
 
Đến với Cù Lao Phố một chiều cuối xuân muộn khi bóng hoàng hôn sắp sửa phủ xuống một vùng sông nước mênh mông. Hai bên đường mùi thơm của lúa đương thì con gái hòa quyện với mùi khói lam chiều nơi các bếp ăn của cư dân bản địa đã níu kéo bước chân người đi tìm cái cảm giác thanh bình mà nơi chốn phồn hoa mấy dễ gì có được. Ra tới bến sông đứng từ phía bờ bắc nhìn về hạ lưu xa xa là núi Châu Thới và dải đất Bình Dương chạy dọc bến sông với san sát thuyền bè qua lại. Con nước lớn đang lên đẩy theo từng đám lục bình dập dờ trôi ngược theo dòng nước mênh mang của nắng chiều và gió nhẹ. Bên dưới là cầu Ghềnh một cây cầu có cả gần trăm năm tuổi vẫn nghiêng mình theo chiếc bóng thời gian in trên mặt sông như cái thưở mới vừa dựng nên. Trời đất bao la, nắng và gió hiền hòa chìm lẫn với ánh chiều hoàng hôn phủ xuống nơi miền quê sông nước nên thơ một màu vàng tím nhuộm khắp mặt sông. Ngược theo dòng nước mênh mang là những con sóng kéo theo muôn vàn kim sa nhũ xuyến lấp lánh xa khơi. Trên cao ông mặt trời đỏ lừ như hòn than khổng lồ đang dần dần lặn xuống, không gian lộng gió phong cảnh ảo mờ và quá dĩ nên thơ đã trở nên vô tình khiến ai đó một lần đến cũng phải mê mẩn ngắm nhìn.
 
Thế mới biết quê hương non nước thanh bình có khi chính là những nơi sát ngay bên mình mà nhiều lúc ta vô tình đi ngang qua không phát hiện ra. Với Cù Lao Phố ngoài cảnh quan sông nước nên thơ được bao bọc giữa đôi bờ xuôi ngược thì địa danh này đã đánh dấu son vào lịch sử mà ai đó một lần tìm hiểu ra cũng thấy đáng yêu. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí còn ghi: “Từ thưở sơ khai Cù Lao Phố đã có tên gọi là Đông Phố, Cù Châu hay Nông Nại Đại Phố, vùng đất này tuy nằm cách biển nhưng sông sâu, nước chảy thuyền bè có thể từ đây mà đi được đến khắp các miền xuôi ngược..”
 
Nhà văn Sơn Nam cũng ghi: “Vùng Cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên Cao Miên và đường thủy ăn xuống Sài Gòn. Nhóm dân Trung Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên gây cơ sở lớn ở Cù lao Phố, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông. Năm năm sau khi định cư, chùa Quan đế dựng lên..”
 
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1679), quan thần triều nhà Minh là Trần Thượng Xuyên vốn không phục nhà Thanh nên kéo theo cư dân đến đây xin tá túc và được chấp thuận. Từ một vùng đất còn nhiều hoang phế sau một thời gian với biệt tài tổ chức và quản lý Cù Lao Phố dần dần trở thành một trung tâm giao dịch lớn có tiếng trong vùng. Trên bến dưới thuyền dòng người qua lại mua bán giao thương tấp nập. Từ sự phát triển vượt trội của giao thương kéo theo hàng loạt ngành nghề thủ công có giá trị lần lượt phát triển theo như dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v...
 
Bên cạnh đó sắc thái văn hóa tín ngưỡng đa dạng cũng được cư dân Cù Lao Phố từ xa xưa nhanh chóng lập ra. Người Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên lập ra Đền Ông trong đó thờ Quan Thánh (Tức là Quan Công) và các vị quan thần bản địa, sau này Trần Thượng Xuyên mất cảm nghĩ đến công đức của người khai lập xứ Cù Lao thịnh vượng người dân cũng lập miếu thờ ông. Trong khi chùa Đại Giác và đình thờ công thần Nguyễn Hữu Cảnh cũng đã được người Việt ta dựng nên uy nghi hoành tráng từ thời đó. Nếu không có các cuộc binh biến loạn lạc như sự tạo phản của Lý Văn Quang (1747) rồi năm 1776 quân đội Tây Sơn kéo đến truy sát những cư dân được cho là ủng hộ Nguyễn Ánh khiến cho đại đa số người Hoa phải bỏ xứ chạy xuống Chợ Lớn thì ngày nay Cù Lao Phố vẫn là một trung tâm thương mại đứng vị trí hàng đầu khu vực đàng trong.
 
Đến với Cù Lao Phố hôm nay một sự thay da đổi thịt đang phát triển hàng ngày, những cây cầu bắc qua các nhánh sông kết nối với đất liền đang được tiến hành khả thi. Những con đường nhựa trải rộng nối liền giữa các bến sông ngày một mở ra, những khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, và trung tâm thương mại cũng đang mọc lên. Người dân Cù Lao Phố tiếp nối truyền thống cần cù chịu khó đã ngày một có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên so với các địa phương khác thì Cù Lao Phố vẫn chưa có thể vươn mình ra đón nhận sự đầu tư đúng hướng để tận dụng thế mạnh của một vùng đất truyền thống và ưu đãi của thiên nhiên để phát triển ngành công nghiệp xanh cho có hiệu quả cao và thu lại lại lợi nhuận tốt.
 
<nowiki>----</nowiki>
 
Cù Lao Phố Biên Hòa- Đồng Nai một ngày đầu tháng 3- 2014
 
Nhà báo Nguyễn Quang Vinh
 
==Suy tàn==