Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công xã Paris”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tài liệu tham khảo: clean up, replaced: Giáo Dục → Giáo dục, NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 31:
Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc [[Nga]], [[Ba Lan]], [[Hungary]]. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở [[Marseille]]s, [[Lyon]], [[Toulouse]]...<ref>Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 210.</ref>
 
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò [[cơ quan lập pháp|lập pháp]] và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về [[quyền hành pháp|hành pháp]]. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh táctách nhà thờ khỏi hoạt động của [[nhà nước]], giới [[tăng lữ]] không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng [[khí cầu|khinh khí cầu]] rải truyền đơn tới các vùng [[đồng quê|nông thôn]].<ref>Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 211.</ref>
 
Trong khi đó, quân đội [[Phổ]] và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.