Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bất hành nhi hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Bất hành nhi hành''' (zh. 不行而行, ja. ''fugyō-ni-gyō'') là "Không làm nhưng làm", một câu nói thường được dùng trong [[Thiền tông]] để chỉ những hành động không có tác ý, không để lại dấu vết gì trong tâm của người làm. Đó chính là '''vô vi nhi vô bất vi''' (zh. 無為而無不為) được viết trong [[Đạo đức kinh]], với ý nghĩa là không làm nhưng không gì không làm, nghĩa là làm tất cả mọi việc mà trong tâm không lưu lại bất cứ dấu vết nào của động cơ và kết quả của việc làm: người làm không làm vì mình, không làm cho mình (không làm vì tôi - bản ngã, không làm cho tôi - bản ngã), mà do nhu cầu, đòi hỏi tự nhiên của công việc, xuất phát từ tình yêu vô điều kiện đối với tha nhân và vạn vật.
 
Đây là một nguyên tắc của [[Vô vi (Đạo giáo)|Vô vi]], không có nghĩa không làm gì, nhưng để sự việc phát sinh một cách tự nhiên trong sự hòa hợp với [[Đạo giáo|Đạo]], và vì vậy cần thực hiện những gì cần thiết, nhưng không vượt quá nhiệt tình và hành động mù quáng, được coi là một trở ngại, mà là dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải mái. Nó là một trạng thái của sự im lặng [[nội tâm]], vào đúng thời điểm, hành động đúng có thể xuất hiện mà không cần nỗ lực của ý chí.<ref>[http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-PHIL/loy3.htm Wei-wu-wei: Nondual action] by David Loy. Philosophy East and West, Vol. 35, No. 1 (January 1985) pp.&nbsp;73–87.</ref>
Dòng 7:
Tuy nhiên, trạng thái bất hành nhi hành nêu trên không phải là một cái gì riêng tư, một phát minh của [[Thiền tông]]. Các hiền triết của [[đạo giáo|đạo Lão]] như [[Lão Tử]], [[Trang Tử]] và [[Liệt Tử]] cũng đã đề cao tâm trạng này và gọi nó là "Vô vi" nghĩa là "không làm". Từ "Vô vi" này đã gây không ít sự hiểu lầm cho các [[triết gia|nhà triết học]] phương Tây và vì vậy cũng có lúc họ kết luận sai lầm rằng các hiền triết phương Đông chỉ chuộng cái tĩnh tịnh, sự im lặng mà bỏ quên cái động, một mặt tất yếu khác của sự thật.{{fact}}
 
Vào thế kỷ 16, tại Trung Quốc, một người tên là La Thanh (sau này còn được gọi là La tổ) kết hợp vũ trụ quan Không Vô của [[Phật giáo]] và tư tưởng vô vi của [[Đạo giáo]] lập ra một tông phái được gọi là [[La giáo]], sau này đổi thành "Vô vi giáo" và "Đại thừa giáo" và rất có ảnh hưởng tại miền Nam Trung Quốc thời đó.<ref>[http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1757-1776-633441119378867500/Chiem-boc-boi-toan-va-xem-tuong/Trung-Quoc-co-dai-co-bao-nhieu-tong-giao-dan-gian.htm Trung Quốc cổ đại có bao nhiêu tông giáo dân gian?]</ref>
 
==Tham khảo==