Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Liễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
花箋 (thảo luận | đóng góp)
花箋 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 75:
:''[[Ngô Xương Văn]] mất ở [[Giao Châu]], tướng tá của ông là Lã Xử Bình và Thứ sử Phong Châu là Kiều Trí Hựu tranh nhau lên thay. Giao Chỉ đại loạn, Đinh Liễn ở Giao Châu đánh tan hai người ấy, Theo như sách chép thì lúc đó Nam Tấn mới mất, trong nước rối ren, Đinh Liễn có công dẹp loạn, lại được phong tước, chứ chẳng như những con tin tầm thường nhân lúc loạn lạc mà trốn về". Không chỉ đánh bại hai lực lượng này, Đinh Liễn còn tham gia các trận bình định nhiều sứ quân khác, công lao lập được rất nhiều vì thế sau khi lên ngôi vua, [[Đinh Bộ Lĩnh]] đã phong cho con làm Nam Việt vương.
 
===Nam Việt Vươngvương===
[[Tập tin:hoaluk2.jpg‎|nhỏ|phải|250px|[[Chùa Nhất Trụ]] với cột kinh cổ nhất Việt Nam]]
Năm [[968]], khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt [[quốc hiệu]] là [[Đại Cồ Việt]], định đô ở [[Hoa Lư]], Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương.
Dòng 85:
Năm [[978]], Đinh Bộ Lĩnh lúc đó đã có thêm 2 người con trai bé là [[Đinh Hạng Lang]] và [[Đinh Toàn]]. Vua yêu con thứ nên lập Hạng Lang làm Thái tử.
 
Đầu năm [[979]], Đinh Liễn quá giận dữ nên đã sai người ngầm giết Hạng Lang<ref name=DVSK6 />. Sau đó, để làm nguôi lòng cha mẹ, ông đã sai dựng những cột kinh khắc bài ''[[Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni]]'' để cầu siêu cho người em. Phần lạc khoản trên các cột kinh là những lời sám hối của ông, có mấy đoạn sau :
{{cquote|''Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu (Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị).''|||Cột 3A}}
{{cquote|''Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá đế đồ).''|||Cột 3B}}
{{cquote|''Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau chúc cho Khuông Liễn mãi giữ được lộc vị (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị).''|||Cột 3C}}
Như vậy, trên các tràng kinh này Đinh Liễn đặt lại tên mình là Khuông Liễn để tỏ ý tôn kính quốc sư Khuông Việt và sùng Phật<ref>[http://nguoiphattu.com/news/khuong-viet-dai-su-mot-thien-su-tieu-bieu-trong-buoi-dau-dung-nuoc.d-768.aspx Khuông Việt đại sư - một thiền sư tiêu biểu trong buổi đầu dựng nước], TT. Thích Bảo Nghiêm, Báo Người Phật tử, ngày 15-09-2011</ref>. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được di tích của gần 20 cột kinh tại [[Hoa Lư]].