Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ ám sát Julius Caesar”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhcao (thảo luận | đóng góp)
Dinhcao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 12:
 
== Hậu quả ==
Cái chết của Caesar, mỉa mai thay, đã đánh dấu sự sụp đổ của [[Cộng hòa La Mã]] - cái mà vì muốn bảo vệ nên những người kia đã giết ông.<ref>Florus, ''Epitome'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Florus/Epitome/2I*.html#XVII 2.7.1]</ref> Caesar đã luôn luôn được dân chúng La Mã thuộc các tầng lớp trung lưu và hạ lưu ngưỡng mộ. Họ đã nổi giận vì một nhóm nhỏ các quý tộc đã giết hại vị chủ soái vô địch của mình. [[Marcus Antonius]] đã kêu gọi đám đông báo thù. Antony đã dùng sự thương tiếc của đám đông để đe dọa tấn công trực tiếp vào phe quý tộc, và có lẽ còn muốn đoạt lấy La Mã về mình nữa. Nhưng Caesar đã chọn người thừa kế duy nhất là [[Octavianus]], không chỉ đưa ông ta trở thành một trong những công dân giàu có nhất của La Mã, mà còn để lại cho ông ta cái tên Caesar đầy quyền lực. Không chỉ vậy, Octavianus - người con của Caesar vĩ đại - còn được thừa hưởng lòng trung thành của phần lớn nhân dân La Mã. Khi Caesar chết, Octavianus mới 19 tuổi nhưng đã tỏ ra là người khá nguy hiểm. Trong khi Antonius đấu với [[Decimus Brutus]] trong vòng đâuđầu tiên của các cuộc nội chiến mới, thì Octavianus củng cố vị trí của mình.
 
Để đấu với Brutus và Cassius đang tập trung quân ở [[Hy Lạp]], Antonius cần cả tiền từ các két sắt chiến tranh của Caesar lẫn tính hợp pháp mà cái tên của Caesar có thể mang lại trong các chiến dịch chống lại hai người kia;<ref>{{chú thích sách | title = Caesar's Legacy: Civil War and the Emergence of the Roman Empire | author = Osgood, Josiah | publisher = Cambridge University Press | year = 2006 | page = 60}}</ref> thế là Chế độ tam hùng mới được thành lập - chế độ thứ hai và cuối cùng - với các thành viên Antonius, Octavianus và vị tướng kỵ binh trung thành của Caesar là [[Lepidus]].<ref>Suetonius, ''Augustus'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/L/Roman/Texts/Suetonius/12Caesars/Augustus*.html#13.1 13.1]; Florus, ''Epitome'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Florus/Epitome/2I*.html#XVI 2.6]</ref> [[Chế độ tam hùng thứ hai]] đặt Caesar lên vị trí [[thần thánh]]: ''Divus Iulius'' – và do thấy rằng lòng khoan dung của Caesar đã dẫn đến cái chết của ông, họ đã sử dụng lại hình thức [[Đặt ra ngoài vòng pháp luật]] (đã bị bãi bõ từ thời Sulla)<ref>Florus, ''Epitome'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Florus/Epitome/2I*.html#XVI 2.6.3]</ref> để trừng phạt các kẻ thù trên diện rộng, nhằm mục đích tích lũy được nguồn tài chính dành cho cuộc nội chiến thứ hai chống lại Brutus và Cassius. Kết quả là phe Tam hùng đã đánh bại Brutus và Cassius tại Philipi.<ref>Florus, ''Epitome'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Florus/Epitome/2I*.html#XXXIIII 2.7.11-14]; Appian, ''The Civil Wars'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Appian/Civil_Wars/5*.html 5.3]</ref> Sau khi thắng lợi Chế độ tam hùng thứ hai tan rã, một cuộc nội chiến khác bùng lên giữa phe Octavianus và phe Antonius-[[Cleopatra VII|Cleopatra]] với thắng lợi thuộc về Octavianus. Sau thắng lợi, Octavianus trở thành hoàng đế đầu tiên của La Mã dưới cái tên Caesar Augustus. Năm 42 TCN, Caesar được thánh hóa với tên ''Divus Iulius'' ("Thần thiêng Julius"), còn Augustus thì trở thành ''Divi filius'' ("Con của một vị thần").<ref>{{chú thích sách | title = Roman Religion | author = Warrior, Valerie M. | publisher = Cambridge University Press | year = 2006 | page = 110 | isbn = 0-521-82511-3}}</ref>