Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oliver Cromwell”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 141:
Sau cuộc chinh phục Ireland của nghị viện Anh, việc hành lễ Công giáo La Mã công khai bị cấm ở đây và các linh mục Công giáo La Mã bị xử tử nếu bị bắt.<ref>Kenyon & Ohlmeyer, p.314.</ref>{{verify credibility|date=July 2012}} Mọi đất đai của Giáo hội bị tịch thu theo đạo luật bình định Ireland 1652 và trao lại cho những người định cư Anh và Scotland, cũng như các chủ nợ của nghị viện và binh sĩ Anh chiến đấu trong cuộc chiến. Những chủ đất Công giáo La Mã còn lại bị buộc đổi lấy các vùng đất nghèo nàn hơn ở tỉnh [[Connacht]]. Dưới chế độ mới, sở hữu đất của những người Công giáo La Mã, bao gồm nhà thờ, giảm từ 60% diện tích đất canh tác ở Ireland xuống chỉ còn 8%.
==Tranh luận về ảnh hưởng của Cromwell ở Ireland==
Sự tàn bạo trong chiến dịch tấn công [[Ireland]] của Cromwell<ref>Christopher Hill, 1972, ''God's Englishman: Oliver Cromwell and the English Revolution'', Penguin Books: London, p.108: "The brutality of the Cromwellian conquest of Ireland is not one of the pleasanter aspects of our hero's career..."</ref><ref>Barry Coward, 1991, Oliver Cromwell, Pearson Education: Rugby, p.74: "Revenge was not Cromwell's only motive for the brutality he condoned at Wexford and Drogheda, but it was the dominant one..."</ref> là chủ đề gây tranh cãi dữ dội trong giới sử gia. Một số sử gia cho rằng Cromwell không bao giờ thừa nhận trách nhiệm việc sát hại thường dân ở Ireland, tuyên bố ông đã khắc nghiệt, nhưng chỉ là với những kẻ “có vũ trang”.<ref>Philip McKeiver, 2007, ''A New History of Cromwell's Irish Campaign''</ref> Tuy nhiên, các sử gia khác dẫn những báo cáo mới được phát hiện gần đây của Cromwell với London đề ngày 27 tháng 9 năm 1649 trong đó ông đề cập tới việc sát hại 3.000 binh lính “và nhiều người dân”.<ref>Micheal O'Siochru, 2008, ''God's Executioner, Oliver Cromwell and the Conquest of Ireland'', p. 83, 90</ref> Tháng 9 năm 1649, Cromwell cũng đã biện minh cho việc cướp bóc và giết chóc ở Drogheda như một cuộc trả thù cho những cuộc thảm sát người định cư Tin lành tại [[Ulster]] năm 1641. Ông gọi cuộc thảm sát Drogheda là “phán xét xứng đáng của Chúa trời cho bọn man rợ bẩn thiểuthỉu mà tay chúng đã nhuốm đầy máu người vô tội”.<ref name="autogenerated2" /> Tuy nhiên, Drogheda thật ra không hề thuộc quyền kiểm soát của quân nổi loạn vào năm 1641, mà nhiều người trong lực lượng đồn trú ở đây là những người bảo hoàng Anh. Mặt khác, những tội ác chiến tranh tồi tệ đã diễn ra ở Ireland, như việc cướp đoạt tài sản, sát hại và trục xuất hơn 50.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em là tù nhân chiến tranh và những người hầu trong các gia đình có tiền của <ref>{{chú thích sách|title=To Hell or Barbados|first=Sean|last=O'Callaghan|year=2000|publisher=Brandon|isbn=0-86322-287-0|page=86}}</ref> sang [[Bermuda]] và [[Barbados]], được tiến hành theo mệnh lệnh của những viên tướng chỉ huy khác sau khi Cromwell đã rời Ireland về Anh.<ref>Lenihan, p.1O22; "After Cromwell returned to England in 1650, the conflict degenerated into a grindingly slow counter-insurgency campaign punctuated by some quite protracted sieges...the famine of 1651 onwards was a man-made response to stubborn guerrilla warfare. Collective reprisals against the civilian population included forcing them out of designated 'no man's lands' and the systematic destruction of foodstuffs".</ref> Tuy nhiên, các sử gia khác lại cho rằng rốt cuộc Cromwell chính là chỉ huy tối cao của đạo quân đó. Từng có lúc trong chiến dịch Ireland, Cromwell yêu cầu quân đội không được cướp bóc của thường dân mà phải mua mọi thứ với giá sòng phẳng; “Tôi vì thế cảnh báo… tất cả sĩ quan, binh lĩnh và những người khác dưới quyền chỉ huy của tôi không được làm gì sai trái hay có hành động bạo lực với nông dân hay bất kỳ thường dân nào khác, trừ khi họ có vũ khí hay là sĩ quan của kẻ thù… bằng không họ sẽ phải trả lời cho những tội ác của họ”. Tuy nhiên cũng đáng nhắc rằng khi ông tới [[Dublin]], thành phố này về cơ bản không còn người Công giáo La Mã nào do tất cả đã bị trục xuất trước đó.
 
Những vụ thảm sát như ở Drogheda và Wexford cũng không phải là hiếm gặp ở thời bấy giờ, trong bối cảnh [[chiến tranh Ba mươi năm]] vừa kết thúc,<ref>[[Austin Herbert Woolrych|Woolrych, Austin]] (1990). ''Cromwell as soldier'', in Morrill, John (ed.), Oliver Cromwell and the English Revolution (Longman), ISBN 0-582-01675-4, p. 112: "viewed in the context of the German wars that had just ended after thirty years of fighting, the massacres at Drogheda and Wexford shrink to typical casualties of seventeenth-century warfare".</ref><ref>[http://necrometrics.com/pre1700a.htm#30YrW The Thirty Years War (1618–48) 7 500 000]: "R.J. Rummel: 11.5M total deaths in the war (half democides)"</ref> dù bản thân các sự kiện như thế ít gặp hơn trong những cuộc nội chiến ở Anh và Scotland, vốn chủ yếu diễn ra giữa chính những người Tin lành ở các phe phái khác nhau. Sự giống nhau về tôn giáo, vì thế, làm giảm mức độ tàn khốc. Một sự so sánh tương ứng có lẽ là trận vây hãm Basing House của Cromwell năm 1645, nơi đồn trú của một nhân vật Công giáo La Mã lớn, Hầu tước của Winchester, mà 100 trong 400 binh sĩ chiếm đóng đã bị xử tử. Các tài liệu mới đây cũng cho thấy có thiệt hại dân sự trong trận đánh đó, sáu linh mục Công giáo La Mã và một phụ nữ,<ref>Gardiner (1886) , Vol. II, p. 345</ref> dù rằng quy mô của thiệt hại nhân mạng tại Basing House thấp hơn nhiều so với ở Ireland.<ref>J.C. Davis, ''Oliver Cromwell'', pp. 108–10.</ref> Bản thân Cromwell giải thích về cuộc thảm sát Drogheda trong lá thư đầu tiên của ông gửi cho Hội đồng nhà nước Anh: “Tôi tin rằng chúng tôi đã tiêu diệt toàn bộ những kẻ phòng thủ thị trấn. Tôi nghĩ toàn bộ số trốn thoát không vượt quá ba mươi người”.<ref>Abbott, ''Writings and Speeches'', vol II, p.124.</ref> Mệnh lệnh của Cromwell, “giữa lúc nước sôi lửa bỏng, tôi cấm các binh sĩ không được tha cho kẻ nào có vũ trang trong thị trấn”, tiếp nối sau khi yêu cầu thị trấn đầu hàng trước đó của ông bị từ chối. Lệ thường của giới quân đội ngày đó là một thị trấn từ chối đầu hàng cũng coi như bỏ luôn quyền được bên thắng cuộc tha bổng.<ref>[[Woolrych, Austin]] (1990). ''Cromwell as soldier'', p. 111; Gaunt, p. 117.</ref> Việc Drogheda từ chối đầu hàng, dù quân công thành đã phá vỡ bức tường thành, là lý do để Cromwell biện minh cho vụ thảm sát.<ref>Lenihan, p.168.</ref> Những nơi mà Cromwell thương lượng được và các thị trấn bị vây hãm đầu hàng, như Carlow, New Ross và Clonmel, một số sử gia nói ông đã tôn trọng các điều khoản đầu hàng, bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân trong thị trấn.<ref>Gaunt, p.116.</ref> Riêng ở Wexford, Cromwell đã bắt đầu cuộc thương lượng cho quân đồn trú quy hàng. Tuy nhiên, trong khi viên chỉ huy ở Wexford đang chuẩn bị làm các thủ tục đầu hàng thì một số binh sĩ của Cromwell đã phá được tường thành, lọt vào thị trấn, bắt đầu giết chóc và cướp bóc.<ref>Stevenson, ''Cromwell, Scotland and Ireland'', in Morrill, p.151.</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.historyireland.com/resources/reviews/review1.html |title=Eugene Coyle. Review of ''Cromwell—An Honourable Enemy''. ''History Ireland'' |archiveurl = http://web.archive.org/web/20010221184835/http://www.historyireland.com/resources/reviews/review1.html |archivedate = ngày 21 tháng 2 năm 2001}}</ref><ref>Micheal O'Siochru, 2008, ''God's Executioner, Oliver Cromwell and the Conquest of Ireland'', p. 83-93</ref><ref>Schama, Simon, "A History of Britain," 2000.</ref> Vào cuối các chiến dịch của Cromwell, tình trạng cướp trắng đất đai của những chủ đất Công giáo La Mã diễn ra công khai, và dân số Ireland giảm mạnh.