Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Khởi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
== Thời trẻ ==
Tổ tiên Bạch Khởi vốn mang họ Công Tôn, là người [[Sở (nước)|nước Sở]], sau đó đến định cư ở huyện Mi nước Tần mới đổi sang họ Bạch.
 
Cha Bạch Khởi xuất thân là quân nhân trong quân đội nước Tần. Bạch Khởi từ nhỏ đã theo cha sống cuộc đời trong doanh trại. Ông rất thông minh, lại hiếu học, nhất là về những vấn đề quân sự. Bạch Khởi rất say mê nghiên cứu những trận đánh và binh pháp của những tướng lĩnh nổi tiếng như [[Tôn Vũ]], [[Ngô Khởi]], [[Tôn Tẫn]]. Vì từ nhỏ sống trong quân doanh nên Bạch Khởi vừa giỏi lí luận quân sự lại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Năm 18 tuổi ông chính thức tòng quân.
 
==Tam Tấn mất vía==
Nước Tần nằm cạnh ba nước [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Triệu (nước)|Triệu]], [[Ngụy (nước)|Nguỵ]] vốn tách ra từ [[Tấn (nước)|nước Tấn]] nên gọi là '''Tam Tấn'''. Trên con đường thống nhất [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], nước Tần chủ trương "đánh gần, thân xa", nghĩa là kết thân với các nước ở xa trước như Yên, Tề và đánh các nước chung biên giới như Tam Tấn và Sở. Nước Sở hùng cường đất rộng chưa dễ đánh chiếm nên mục tiêu đầu tiên của Tần là Tam Tấn.
 
Trong Tam Tấn, chính quyền và quân đội không phải không đủ mạnh nhưng giữa 3 nước có thế "môi răng" này lại hay có hiềm khích. Sự liên minh giữa các nước này thưòng lỏng lẻo và không bền vững. Vì thế nước Tần thường tận dụng sự mâu thuẫn đó để giành lấy lợi thế.
Dòng 20:
Năm 279 TCN, sau khi hai nước Tần, Triệu kí kết hòa ước không xâm phạm lẫn nhau, vua Tần dốc hết quân đi đánh nước Sở, cho Bạch Khởi làm chủ tướng dẫn quân xuống phía Nam, đánh bại quân Sở, chiếm đất Yên (nay là Yên Lăng, tỉnh [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]), đất Lăng (nay thuộc vùng Tây Bắc Nghi Xương, tỉnh [[Hồ Bắc]]). Trong trận này ông sai người dẫn nước từ phía tây Yên Thủy chảy vào Yên thành, phá hủy hết công sự, dìm chết hơn mấy mươi vạn quân dân [[Sở (nước)|nước Sở]]. Nước cuốn xác chết người và vật trôi từ tây sang đông, nhân trời đang lúc hè, thời tiết nóng bức, xác chết trương sình lên rồi bốc mùi, người thời đó gọi là "ao nước thối".
 
Năm 278 TCN, Bạch Khởi được phong là Vũ An quân, trở thành một trong những vị thống soái quân sự chủ yếu trong chiến dịch đem binh sang Quan Đông (phía đông cửa Hàm Cốc) của Chiêu Tương Vương, tiêu diệt 6 nước.
 
Năm 278 TCN, Bạch Khởi đi đánh Sở. Ông khai thác nhược điểm của nước Sở như: cậy thế nước lớn, quần thần thì tranh giành kèn cựa với nhau, lòng dân li tán, việc phòng bị lơi lỏng... Bạch Khởi đánh bại quân Sở, tiến quân vào Sính Đô. Vua tôi nước Sở bỏ chạy, phải thiên đô về Thọ Xuân. Bạch Khởi đốt cháy khu lăng mộ các vua Sở từ thời [[Xuân Thu]]. Đất ấy sau này chỉ còn phế tích sót lại của các lăng mộ vua Sở nên đổi gọi là [[Di Lăng]].
Dòng 29:
Cùng năm đó, ông lại tiến quân về phía đông thì tiến đánh Ngụy, chiếm được hai thành trấn.
 
Năm 273 TCN, nhân Hàn và Nguỵ xung đột, Triệu liên kết với Ngụy đi đánh Hàn. Bạch Khởi lại đem quân đi cứu Hàn, vượt đường dài bất kể ngày đêm. Quân Tần tuy mệt mỏi nhưng Bạch Khởi vẫn quyết định tấn công chớp nhoáng, đánh bại liên quân Ngụy-Triệu ở dưới chân thành Hoa Dương (nay thuộc phía nam thành phố Trịnh Châu, Hà Nam). Liên quân nghe tiếng Bạch Khởi thì hoảng sợ tháo chạy, Bạch Khởi đánh đuổi tướng HànNgụy là Mang Mão, bắt được 3 viên tướng nước Ngụy, tiêu diệt 13 vạn quân địch. Sau đó ông lại kịch chiến với đại tướng Triệu là Giả Yển, đánh dồn quân Triệu xuống sông, quân Triệu đều chết đuối, quân Tần tiêu diệt 2 vạn binh sĩ Triệu.
 
Năm 264 TCN, Bạch Khởi đánh Hàn. Quân Hàn bị thua to ở Hình Thành (nay thuộc đông bắc huyện Khúc Nhiêu, tỉnh Sơn Tây), ông nhổ liền một lúc 9 thành, chém 5 vạn thủ cấp. Năm sau lại tiến công Nam Dương (nay thuộc vùng dọc theo sông ở Tế Nguyên, Tẩm Dương, Hà Nam), mở rộng ảnh hưởng đến tận mạn Nam núi Thái Hàng.