Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chey Chettha IV”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎1696 - 1699: Lấy trích dẫn từ Đại Nam thực lục sẽ chi tiết hơn.
Dòng 49:
Sau khi Outey I mất, Nặc Ông Thu lại lên làm vua một lần nữa.
 
Năm 1699, Ông Thu đem quân tiến công Đại Việt.
Năm 1699, Ông Thu đem quân tiến công Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử [[Nguyễn Hữu Cảnh]] làm Thống binh, cùng với Phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng [[Trần Thượng Xuyên]] lo việc đánh dẹp và an dân. Thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích ([[Longvek]]).
 
: ''Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu lại đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam. Trần Thượng Xuyên lúc bấy giờ đang đóng quân ở Doanh Châu (Vĩnh Long), cấp báo lên triều đình. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi vào Nam hiệp quân, đánh dẹp.''
Sách [[Đại Nam thực lục]] chép:<blockquote>''Kỷ mão, năm thứ 8 [1699], mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là [[Trần Thượng Xuyên]] đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên.''</blockquote><blockquote>''Mùa đông, tháng 10, lại sai [[Nguyễn Hữu Cảnh|Nguyễn Hữu Kính]] làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lãnh quân hai dinh Bình Khang, Trấn Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi đánh.''</blockquote><blockquote>''Canh thìn năm thứ 9 [1700],'' t''háng 2, Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê(2. Ngư Khê : Rạch Cá. 2), sai người dò xét thực hư, chia đường tiến quân.''</blockquote><blockquote>''Tháng 3, Thống binh Trần Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc các quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. [[Ang Em|Nặc Yêm]] (con vua thứ hai [[Ang Nan|Nặc Nộn]]) ra hàng, Hữu Kính vào thành, yên vỗ dân chúng.''</blockquote><blockquote>''Mùa hè, tháng 4, Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lý việc biên giới.''</blockquote>
: ''Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. Quân Chân Lạp tan vỡ... Sau trận tiến công này, vùng đất Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào Đại Việt.''<ref>Lương Văn Lựu, ''Biên Hòa sử lược toàn biên'', Quyển 2, Sài Gòn, 1973, tr. 118-120.</ref>
Nặc Ông Thu bỏ chạy, con trai [[Ang Nan]] (Nặc Nộn) là [[Ang Em]] (Nặc Yêm) mở của thành ra hàng. Nặc Ông Thu sau đó cũng qui hàng.
 
=== 1701-1702 ===