Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Lạnh (1953–1962)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Khủng hoảng Berlin năm 1961: sửa chính tả 2, replaced: có có → có using AWB
n Đã lùi lại sửa đổi của TuanminhBot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Dòng 109:
Tuy nhiên, tháng 6 năm 1961 Thủ tướng Khrushchev đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới về vị thế của Tây Berlin khi ông một lần nữa đe doạ ký một hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đông Đức, mà ông nói, sẽ chấm dứt các thoả thuận bốn cường quốc đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ, Anh và Pháp với Tây Berlin. Ba cường quốc đáp trả rằng không một hiệp ước đơn phương nào có thể thủ tiêu các quyền lợi và trách nhiệm của họ ở Tây Berlin, gồm cả quyền tiếp cận không bị giới hạn với thành phố này.
 
Khi sự đối đầu về vấn đề Berlin leo thang, ngày 25 tháng 7 Tổng thống Kennedy đã yêu cầu tăng cường sức mạnh quân đội từ 875.000 lên xấp xỉ 1 triệu người, cùng với việc gia tăng 29.000 và 63.000 lính trong lực lượng phục vụ thường xuyên của Hải quân và Không quân. Ngoài ra, ông ra lệnh các cuộc điện thoại chiến thuật phải được lưu lại, và yêu cầu Hạ viện trao quyền ra lệnh hoạt động tích cực với một số đơn vị dự trữ và cá nhân dự bị. Ông cũng yêu cầu những khoản vốn mới để xác định và đánh dấu khoảng không trong các cơ cấu sẵn có thể được sử dụng dùng làm nơi trú ẩn trong trường hợp xảy ra tấn công, lưu trữ tại đó lương thực, nước uống và các bộ cấp cứu y tế cùng các đồ dùng tối cần thiết khác cho cuộc sống, và cải tiến các hệ thống cảnh báo trên không và phát hiện bụi phóng xạ.
 
Trong những tháng đầu năm 1961, chính phủ tích cực tìm kiếm các biện pháp tạm dừng các cuộc di cư của dân chúng tới phương Tây. Tới đầu mùa hè năm 1961, Chủ tịch Đông Đức Walter Ulbricht đã công khai thuyết phục người Liên Xô rằng một giải pháp ngay lập tức là cần thiết và rằng cách thức duy nhất để ngăn chặn cuộc di cư là sử dụng vũ lực. Việc này dẫn tới một vấn đề nhạy cảm cho Liên Xô bởi vị thế Bốn Cường quốc tại Berlin quy định sự tự do đi lại giữa các vùng và đặc biệt cấm sự hiện diện của quân đội Đức tại Berlin.