Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liễu Thăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kolega2357 (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thay thể loại đã đổi hướng Tướng nhà Minh bằng Nhân vật quân sự nhà Minh
n →‎Người vàng Liễu Thăng: sửa chính tả 1, replaced: , → , using AWB
Dòng 26:
[[Khởi nghĩa Lam Sơn]] thắng lợi, [[Minh Tuyên Tông|Minh Tuyên tông]] công nhận [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] làm ''An Nam quốc vương'' (tức xem Việt Nam là quốc gia độc lập), nhưng yêu sách nhà Lê mỗi khi sang sứ phải mang theo "người vàng Liễu Thăng" (tượng hình người đúc bằng vàng) để đền mạng cho Liễu Thăng, kèm theo sản vật địa phương. Để giữ yên bờ cõi, chấm dứt chiến tranh, [[Lê Thái Tổ]] chấp nhận việc cống người vàng đó.
 
Năm Tuyên Đức thứ 4 (1429), [[Minh sử]] (明 史) lại ghi nhận việc Lê Lợi “tiến cống phương vật và người vàng thế thân”. Đến năm 1433, Lê Lợi mất, con là Lê Lân (tức [[Lê Thái Tông]]) lên ngôi, nhà Minh sai sứ là Từ Kì sang điếu tang đồng thời vặn hỏi về việc “thuế cống không như ngạch [đã định]” và “quân sĩ đánh phương Nam chưa về hết”. Nghe lời của Từ Kì “khuyên bảo chuyện hoạ phúc”, vua Lê Thái Tông lại sai sứ sang dâng cống người vàng và phương vật vào năm 1434. Từ đó tới hơn 100 năm sau, đến hết thời [[Lê sơ]], sử liệu Trung Hoa không ghi nhận thêm đợt cống người vàng nào nữa.
 
Phải sang thời [[nhà Mạc]], [[Mạc Đăng Dung]] vì nhún nhường trước nhà Minh nên tự thân chịu trói (tượng trưng) đến Trấn Nam Quan “đầu hàng” và dâng cống người vàng, người bạc thay mình. Việc này được sử nhà Minh ghi là vào năm Gia Tĩnh thứ 19 (1540). Việc đó sang thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê trung hưng]], [[nhà Thanh]] lên thay thế nhà Minh vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, [[Nguyễn Công Hãng]] đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua [[Khang Hi|Khang Hy]] chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng.
 
Về kích thước, 2 bức tượng người vàng, người bạc của Lê Lợi, Lê Thái Tông nặng 100 lạng (khoảng 3,78  kg). Còn người bạc thời Lê Trung hưng thì ''Toàn thư, Loại chí'' có chép "tượng cao 1 thước 2 tấc, nặng 10 cân” (cao khoảng 48cm48 cm và nặng khoảng 6,05  kg).
 
Về hình dạng, người vàng Lê Lợi, Lê Thái Tông và Mạc Đăng Dung tiến cống được Minh sử miêu tả có dạng: ''“đầu tóc rũ rượi như người tù, hai tay trói quặt đằng sau”''. Đến khi nhà Lê Trung hưng tiến người vàng, hình trạng có sự thay đổi nhất định. Khởi đầu, nhà Lê trung hưng dự định đúc người vàng “mặc áo chầu, đội mũ chầu, đứng tự do, mặt ngửa lên như là hình dạng của vua Lê cầu ơn ở thượng quốc” , nhưng nhà Minh cho rằng như vậy là có ý “kiêu ngạo” nên bắt phải đổi về hình dạng cũ. Tuy nhiên, nhà Lê Trung hưng cho rằng không thể đồng nhất người vàng của họ Lê với họ Mạc được (một bên là chính thống, một bên là tiếm nghịch). Cuối cùng, hai bên đồng ý ở hình trạng “đứng tự do, cúi đầu”.
 
== Chú thích ==