Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Bắc Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Minhthai1 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Minhthai1 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 88:
Trong lịch sử CHDCND Triều Tiên, một trong những hành động áp dụng có mục đích đầu tiên của Chủ thể là kế hoạch 5 Năm (1956-1961), cũng được gọi là [[Phong trào Chollima]], dẫn tới [[Phương pháp Chongsan-ri]] và [[Hệ thống Làm việc Taean]]. Kế hoạch 5 năm có mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế CHDCND Triều Tiên, với trọng tâm [[công nghiệp nặng]], để đảm bảo sự độc lập chính trị khỏi cả [[Liên bang Xô viết|Liên bang Xô Viết]] và chế độ [[Mao Trạch Đông]] tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Phong trào Chollima cũng áp dụng chính sách tập trung nhà nước tương tự như điều gắn liền với [[Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất]] của Liên Xô năm [[1928]]. Chiến dịch này trung khớp với và một phần dựa trên Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 và [[Đại nhảy vọt]] của Mao. CHDCND Triều Tiên có lẽ đã tránh được những thảm hoạ của cuộc Đại Nhảy Vọt.
[[Tập tin:DPRK Kim Il Sung and Kim Jong Il.jpg|nhỏ|250px|Kim Nhật Thành (phải) và con trai [[Kim Chính Nhật]]]]
Mục tiêu cao nhất của Triều Tiên là thống nhất bán đảo và dân tộc Triều Tiên, mọi nỗ lực của đất nước và người dân đều nhằm phục vụ cho mục đích này. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu thì nước này phải đối diện với những đối thủ rất mạnh là [[Hàn Quốc]] và [[Hoa Kỳ]]. Do vậy, CHDCND Triều Tiên thi hành chính sách kinh tế '''Tiên quân''' (Songun), nghĩa đen là quân sự trước hết. Theo [[Thông tấn xã KCNA]] của CHDCND Triều Tiên giải thích như sau:<ref>{{chú thích web|url=http://tuoitre.vn/The-gioi/318267/Thu-hat-nhan-nhin-tu-Binh-Nhuong.html |title=Thử hạt nhân, nhìn từ Bình Nhưỡng - Tuổi Trẻ Online |publisher=Tuoitre.vn |date= |accessdate=ngày 22 tháng 9 năm 2013}}</ref>
 
:''"Chính sách Songun của [[Đảng Công nhân Triều Tiên]] thể hiện phương thức chính trị Xã hội chủ nghĩa đem lại lợi ích nhất, qua đó tình yêu thương nhân dân được cụ thể hóa trọn vẹn. Chính sách Songun là phương thức chính trị của nền độc lập chống lại [[chủ nghĩa đế quốc]], vốn đòi hỏi bảo vệ số phận nhân dân bằng vũ khí.''
 
:''Chính sách này là một phương thức chính trị chính đáng nhằm tăng sức mạnh cho quân đội cách mạng thành một quân đội vô địch và có khả năng quét sạch không thương tiếc bọn đế quốc xâm lược. Chính vì thế chính sách này được quần chúng nhân dân đang khao khát giữ gìn độc lập hậu thuẫn tuyệt đối". ''
 
Với chính sách Tiên quân, CHDCND Triều Tiên hiện có đội quân hùng mạnh thứ 5 thế giới, với 1,2 triệu binh sỹ. Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng cho các mục đích quân sự. Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội. Điều này được thực hiện bất chấp thực tế phức tạp của thập niên 1990, khi [[nạn đói]] đãxảy giếtra chếtnghiêm hàngtrọng chục,tại Triều thể, hàng trăm ngàn người dân thườngTiên.<ref name=autogenerated3>[http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Quan-doi-Trieu-Tien-va-2-cuoc-chuyen-giao/20124/201966.datviet BAODATVIET.VN | Quân đội Triều Tiên và 2 cuộc chuyển giao]{{dead link|date=September 2013}}</ref>
 
Năm [[2009]], [[Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Hiến pháp CHDCND Triều Tiên]] có sự thay đổi mới, theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của giới quân sự trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Như vậy, CHDCND Triều Tiên đã tạo lập một cơ sở pháp lý rộng rãi cho việc quân sự hóa đất nước hơn nữa, cho quyền lực vô hạn của bộ máy quân sự, đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang như là ''quân đội của lãnh tụ tối cao'' của đất nước. Theo các nhà quan sát quốc tế, bộ máy quân sự cấp cao (gồm các [[Chỉ huy quân sự|tướng]] và [[chuẩn tướng]]) có mức lương khá cao, cùng với hỗ trợ [[thực phẩm|lương thực]] và [[nhà ở]] thoải mái, trong khi [[binh lính]] phải chịu cảnh khổ sở, thiếu đói vì [[khủng hoảng kinh tế (Marx)|khủng hoảng kinh tế]] kéo dài. Họ thường xuyên bỏ đi [[ăn xin]] mỗi khi [[sĩ quan]] chỉ huy vắng mặt, thậm chí sẵn sàng đổi [[phù hiệu]] các lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhât để lấy một [[Vụn bánh mì|mẩu bánh mì]], khi mà việc đánh mất phù hiệu sẽ bị phạt rất nặng.<ref name=autogenerated3 />
 
Tất cả đời sống [[kinh tế]] và [[xã hội]] được xây dựng trên mô hình [[quân sự]]. Quá trình [[quân sự hóa]] đất nước đã đạt được kết quả nhất định. Bộ máy tuyên truyền, vai trò của nó được chuyển giao cho Đảng Lao động Triều Tiên, hoạt động với các khái niệm như: ''Bảo vệ lãnh tụ'', ''Tinh thần quân nhân cách mạng'', ''Chiến đấu thần tốc'', ''Cả nước là một mặt trận, mỗi huyện, xã là một pháo đài'', ''Chiến đấu tới cùng'', ''Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta''... Quân đội nhân dân Triều Tiên tuyên bố là ''quân đội của lãnh tụ và đảng''. Sau khi [[Kim Chính Nhật]] qua đời, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố rõ ràng nước này vẫn thực hiện chính sách songun - ưu tiên quân sự hàng đầu - theo đó quân đội được ưu tiên hơn bất kỳ mọi lực lượng khác.<ref name=autogenerated3 />