Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Minhthai1 (thảo luận | đóng góp)
Minhthai1 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 82:
Phương tiện sản xuất tại Triều Tiên thuộc sở hữu của nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã, và hầu hết các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở và sản xuất lương thực được nhà nước tài trợ hoặc trợ cấp. Trong 2 thập niên đầu (1954-1974), kinh tế Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người năm 1976 thậm chí còn cao hơn so với Hàn Quốc<ref>http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/pdf/CS_North-Korea.pdf</ref>. Thống kê cho thấy, trong 10 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Triều Tiên lên tới 25%/năm, có thể coi là mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới thời điểm đó. Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Triều Tiên có đường điện. Đầu thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được [[cơ khí hóa]]. Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần. Kinh tế công nghiệp của Triều Tiên thời điểm đó cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Thập kỷ 1960, 1970 Triều Tiên đã từng cùng [[Nhật Bản]] được coi là hai nước công nghiệp lớn của châu Á, là một trong những quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở khu vực Đông Á.
 
Đến năm [[1979]], CHDCND Triều Tiên được coi là một quốc gia đã hoàn thành sự nghiệp [[công nghiệp hóa]]. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế khiến [[GDP]] bình quân theo đầu người, [[tuổi thọ]], tỉ lệ người biết chữ của CHDCND Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ [[phúc lợi xã hội]] của CHDCND Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao, năm [[1979]] đã thực hiện toàn diện chế độ [[giáo dục]] miễn phí và [[y tế công cộng]] miễn phí, Nhà nước cung cấp toàn đồ dùng cần thiết gồm áo khoác, áo may ô và giày cho đối tượng từ trẻ em [[mầm non]], [[học sinh]] [[tiểu học]] đến [[sinh viên]] [[đại học]]. Và việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều. [[Khách sạn Ryugyŏng]] một [[tòa nhà]] cao 330m ở Bình Nhưỡng được dự định là [[khách sạn]] cao nhất thế giới khi bắt đầu khởi công năm 1987 cũng là trong thời kỳ hoàng kim này.<ref name="tienphong1"/> Hệ thống [[tàu điện ngầm]] [[Bình Nhưỡng]] cũng được khánh thành (vào thời điểm đó, rất ít thành phố trên thế giới có hệ thống này<ref name="tienphong1">{{chú thích báo|url=http://www.tienphong.vn/the-gioi/624039/trieu-tien--tu-hoang-kim-denkho-nan-tpod.html}}</ref>)
 
Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó đã chững lại và đến thập niên 1990 thì lâm vào khủng hoảng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình quốc tế biến động mạnh, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và khối Đông Âu khiến ngành thương mại đối ngoại của Triều Tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những năm 1990, Triều Tiên bị một nạn đói và tiếp tục đấu tranh với sản xuất lương thực. Do sự phong tỏa và cấm vận về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây, Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế, không gian hợp tác chính trị quốc tế của Triều Tiên bị thu hẹp khiến cho kinh tế Triều Tiên bị đình trệ