Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam – Bắc triều (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Sau đó Nam triều cũng xảy ra biến loạn. [[Trịnh Kiểm]] mất (1570), hai con [[Trịnh Cối]] và [[Trịnh Tùng]] tranh ngôi. Trịnh Cối yếu thế sang hàng nhà Mạc.
 
Trong suốt những năm [[1545]]-[[1580]] là giai đoạn hai bên giằng co, chiến sự nổ ra chủ yếu tại [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam]], [[Ninh Bình]], [[Thanh Hóa]] - [[Nghệ An]]. Hai bên khi được khi thua. Ngoài vai trò của người phụ chính như [[Mạc Kính Điển]] và cha con [[Trịnh Kiểm]], [[Trịnh Tùng]], cuộc chiến đã nổi lên tên tuổi các danh tướng [[Nguyễn Quyện]] phía Bắc triều và [[Hoàng Đình Ái]], [[Nguyễn Hữu Liêu]] phía Nam triều.
 
Tháng 10 năm [[1580]], Mạc Kính Điển mất, em là[[ Mạc Đôn Nhượng]] lên thay làm phụ chính. Lực lượng quân đội nhà Mạc suy yếu đi nhiều vì thiếu đi người chỉ huy có tầm cỡ và uy tín. [[Mạc Mậu Hợp]] từ nhỏ lên ngôi, khi lớn vẫn dựa vào các hoàng thân phụ chính, không chú trọng việc chính sự. Uy thế quân Mạc suy sút nhiều và thường bị thua trận.
 
Đầu năm [[1592]], Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công ra bắc. Quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Cha con [[Mạc Mậu Hợp]] và [[Mạc Toàn]] thua chạy rồi lần lượt bị bắt và bị hành hình.