Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Nội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Banhtrung1 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
{{Thông tin khí hậu Hà Nội}}
 
=== Dân cư ===
==== Nguồn gốc dân cư ====
[[Tập tin:Ong do Van Mieu.JPG|nhỏ|240px|Một ông đồ đang viết [[thư pháp]] trên [[giấy dó]] tại [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Văn Miếu-Quốc Tử Giám]]]]
Vào năm [[1954]], thành phố Hà Nội chỉ có 53 nghìn dân trên một diện tích 152 [[kilômét vuông|km²]]. Có thể nhận thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở Hà Nội hiện nay không sinh ra tại thành phố này. [[Lịch sử Hà Nội|Lịch sử của Hà Nội]] cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ [[nông nghiệp]], thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được [[gia phả]] từ những [[thế kỷ 15]], [[thế kỷ 16|16]]. Nhưng trong nội ô, khu vực của các phường thương nghiệp và thủ công, dân cư xáo trộn rất nhiều. Những thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.<ref name="khaiquat2">{{Chú thích web
Dòng 79:
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ. Vào [[thế kỷ 15]], dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến [[Vua Việt Nam|vua]] [[Lê Thánh Tông]] có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính là [[lực lượng lao động]] và nguồn [[thuế]] quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn là [[người Trung Quốc|người Hoa]]. Trong hơn một ngàn năm [[Bắc thuộc]], rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại [[Nhà Lý|Lý]], [[Nhà Trần|Trần]], [[Nhà Hậu Lê|Lê]], vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo ''[[Dư địa chí]]'' của [[Nguyễn Trãi]], trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có hẳn một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Tương tự, không ít những [[người Chăm]] cũng tìm tới và ở lại thành phố. Những thay đổi về dân cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.<ref name="khaiquat2"/>
 
==== Dân số ====
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm [[1954]], khi quân đội [[Việt Minh]] tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 [[kilômét vuông|km²]]. Đến năm [[1961]], thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm [[1978]], [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người.<ref name="papin">{{Chú thích sách
| last = Papin
Dòng 112:
 
=== Thời kỳ tiền Thăng Long ===
[[Tập tin:Ô Quan Chưởng.jpg|nhỏ|trái|250px|[[Ô Quan Chưởng]], cửa ô duy nhất còn lại ở Hà Nội]]
Những di chỉ khảo cổ tại [[Cổ Loa]] cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền [[văn hóa Sơn Vi]]. Nhưng đến thời kỳ băng tan, [[biển]] tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại [[đồ đá mới]] bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước [[Công Nguyên]], con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu [[thời đại đồ đồng]] đến đầu [[thời đại đồ sắt]], minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: [[Văn hóa Phùng Nguyên|Phùng Nguyên]], [[Văn hóa Đồng Đậu|Đồng Đậu]], [[Văn hóa Gò Mun|Gò Mun]] và [[Văn hóa Đông Sơn|Đông Sơn]].<ref name="tienthanglong">{{Chú thích web
| url = http://www.hanoi.gov.vn/hnportal/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n571.uP?uP_root=me&cw_xml=http://www.hanoi.gov.vn/staticwebs/fullmode/hanoitheonamthang/group1/index.htm
Hàng 400 ⟶ 399:
| publisher = UBND Thành phố Hà Nội}}</ref>
 
[[Tập tin:Vănphòngphẩm-InsideStationeryShop03012009606.jpg|nhỏ|phải|200px|Một cửa hàng bán đồ văn phòng phẩm]]
Giai đoạn phát triển của [[thập niên 1990]] cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành [[công nghiệp]] tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như [[gốm Bát Tràng]], may ở [[Cổ Nhuế]], đồ mỹ nghệ [[Vân Hà]]... cũng dần phục hồi và phát triển.<ref name="kinhte1"/>
 
Hàng 555 ⟶ 553:
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con [[sông Hồng]], giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả [[hàng không|đường không]], [[đường bộ]], [[đường thủy]] và [[đường sắt]]. Giao thông đường không, ngoài [[sân bay quốc tế Nội Bài]] cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có [[sân bay Gia Lâm]] ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ [[du lịch]]. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]], đi nhiều nước [[châu Âu]]. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các [[quốc lộ 1A]] xuyên Bắc – Nam, [[quốc lộ 2]] đi [[Vĩnh Phúc]], [[Phú Thọ]], [[Tuyên Quang]], [[Hà Giang]], [[quốc lộ 3]] đi [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[quốc lộ 5A]] đi [[Hải Phòng]], [[Quảng Ninh]], [[quốc lộ 6]] đi [[Hòa Bình]], [[Sơn La]], [[Lai Châu]], quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với [[bến Phà Đen]] đi [[Hưng Yên]], [[Nam Định]], [[Thái Bình]], [[Việt Trì]] và [[bến Hàm Tử Quan]] đi [[Phả Lại]].
 
[[Tập tin:Metre gauge Hanoi.jpg|nhỏ|phải|240px|Một tuyến đường sắt cạnh khu dân cư.]]
[[Tập tin:Hanoi traffic.jpg|nhỏ|trái|240px|Một đường phố đông đúc ở nội thành Hà Nội.]]
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là [[mô tô|xe máy]] – và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Giáo sư [[Seymour Papert]] – nhà khoa học máy tính từ [[Học viện Công nghệ Massachusetts]] bị tại nạn ở chính Hà Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu tả giao thông của thành phố như một ví dụ minh họa cho giả thuyết về “hành vi hợp trội”, phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp.<ref>{{Chú thích báo
| tác giả=Đặng Lê
Hàng 788 ⟶ 784:
| publisher = UBND Thành phố Hà Nội}}</ref>
 
[[Tập tin:RồngHoa31122008570.JPG|nhỏ|trái|230px|Một con rồng làm bằng hoa được dựng ở lễ hỗi phố hoa]]
Trong nội ô thành phố, vào ngày 5 [[Tết|Tết Nguyên Đán]], lễ hội Quang Trung được tổ chức ở [[gò Đống Đa]], thuộc quận [[Đống Đa]]. Địa điểm này từng là nơi diễn ra trận đánh giữa [[nhà Tây Sơn]] và [[nhà Thanh|quân Thanh]] vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm [[Kỷ Dậu]], tức [[1789]]. Lễ hội Quang Trung được tổ chức với nhiều trò vui, trong đó tiết mục rước rồng lửa do thanh niên mặc quần áo võ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám võ sinh múa côn quyền tái hiện lại hình ảnh của quá khứ.<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.hanoi.gov.vn/hnportal/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n638.uP?uP_root=me&cw_xml=http://www.hanoi.gov.vn/staticwebs/fullmode/gioithieuchunghanoi/group2/group2_2/page2_2_8.htm
Hàng 811 ⟶ 806:
| publisher = UBND Thành phố Hà Nội}}</ref>
 
[[Tập tin:Bún chả Hàng Mành.jpg|nhỏ|trái|230px|Một cửa hàng bún chả tại phố [[Hàng Mành]].]]
[[Thanh Trì]], một vùng ngoại ô khác, nổi tiếng với món [[bánh cuốn]]. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà Nội. Bánh xếp trong thúng, từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối. Khi ăn, bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại, bày trên những chiếc đĩa. Món [[bánh cuốn|bánh cuốn Thanh Trì]] được ăn cùng với loại [[nước mắm]] pha theo công thức đặc biệt của người Thanh Trì, [[đậu phụ]] rán nóng, [[chả quế]]. Ngày nay, bánh còn được ăn với thịt ba chỉ quay giòn.<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.hanoi.gov.vn/hnportal/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n628.uP?uP_root=me&cw_xml=http://www.hanoi.gov.vn/staticwebs/fullmode/gioithieuchunghanoi/group2/group2_3/page2_3_4.htm