Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảm sát Huế Tết Mậu Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tsai8x (thảo luận | đóng góp)
→‎Các nguồn khác: Loại bỏ các nguồn không chính xác
Minhthai1 (thảo luận | đóng góp)
Đề nghị nói rõ "không chính xác" chỗ nào, không thể nói khơi khơi rồi xóa đoạn lớn được
Dòng 139:
 
Một số soạn giả và phóng viên như Stephen Hosmer (''Viet Cong Repression and Its Implications for the Future'', 1970); Peter Braestrup (phóng viên báo ''[[Washington Post]]'' viết cuốn ''Big Story'', 1977); Barbara Tuchman (viết cuốn ''The March of Folly'', 1984); Loren Baritz (''Backfire'', 1985)<ref>[http://www.nytimes.com/1986/02/23/books/l-documenting-a-war-168686.html "Documenting a War"]</ref> và Uwe Siemon-Netto (Springer Foreign News Service) thì cho rằng quân Giải phóng thực hiện cuộc tàn sát. Siemon-Netto cho rằng những thi thể bị trói tay là chứng minh họ không chết vì bom mìn mà đã bị bắn với mục đích thủ tiêu chứ không phải vì lạc đạn.<ref>Siemon-Netto, Uwe. ''Đức, A Reporter's Love for a Wounded People''. Copy Express, 2013. tr 241-2.</ref>
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, năm 1974 theo chồng sang Mỹ định cư. Đầu thập niên 1990, bà cho xuất bản một hồi ký mang tên ''"Không Biên Giới"''. Hồi ký có 26 tiểu truyện, riêng tiểu truyện số 6 tác giả dành riêng kể chuyện trả thù của [[quân lực Việt Nam Cộng hòa]] sau Tết Mậu Thân 1968. Gia đình bà Sung từng suýt chết vì bị 1 trái bom Mỹ ném trúng nhà, sau khi tái chiếm Huế thì quân Việt Nam Cộng hòa cho lùng tìm những người có tên trong sổ quyên góp cho quân Giải phóng rồi xử bắn họ, cha bà Sung cũng bị bắt nhưng vì may mắn nên thoát được vụ xử bắn<ref>{{chú thích web | url = http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c107/n796/Me-My-ke-chuyen-Hue-sau-Tet-Mau-Than.html | tiêu đề = "Me Mỹ" kể chuyện Huế sau Tết Mậu Thân | author = | ngày = | ngày truy cập = 4 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Một nhân chứng người Việt ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa, thì cho biết: ''"Bắt đầu là chúng nó (quân Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống."''<ref>[http://www.youtube.com/watch?v=qvV7KqT6eSg&list=UUmUIIHKrLJZtNJyfIk5uBKw&index=46 Vietnam: A Television History." PBS network produce by WGBH Boston, in cooperation with Central Independent Television/ United Kingdom and Antenne–2/France, and in association with LRE Production. Tập 7]</ref>
 
[[Scott Laderman]], giáo sư lịch sử tại [[Đại học Minnesota]], trong một bài viết cho biết: Trong tháng 5 năm 1970, [[Ủy ban các học giả về châu Á]] đã xuất bản ''"Mười hai câu hỏi về Việt Nam"'' một tài liệu nhằm mục đích đáp ứng một số câu hỏi cơ bản về cuộc chiến tranh mà các tổ chức tin rằng đã bị che khuất bởi các thông tin chính thức nhưng sai lạc của chính phủ Mỹ. Phần cuối cùng của tài liệu, các học giả tỏ ý nghi ngờ và không đồng ý với báo cáo của chính quyền Nixon về vụ thảm sát Huế<ref>[http://hnn.us/article/23641 Iraq, Vietnam, and the Bloodbath Theory]</ref>