Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạng lưới nội chất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
[[Tập tin:nucleus ER golgi.jpg|nhỏ|360px|'''Hình 1:''' Hình ảnh về [[nhân]] tế bào, mạng lưới nội chất và [[bộ máy Golgi|thể Golgi]]: (1) Nhân, (2) Lỗ nhân, (3) Mạng lưới nội chất hạt (RER), (4) Mạng lưới nội chất trơn (SER), (5) [[Ribosome]] trên RER, (6) Các phân tử [[protein]] được vận chuyển, (7) [[Túi tiết]] vận chuyển protein, (8) [[Bộ máy Golgi|Thể Golgi]], (9) Đầu ''Cis'' của thể Golgi, (10) Đầu ''trans'' của thể Golgi, (11) Phần thân của thể Golgi.]]
 
Mạng lưới nội chất có cấu trúc như là một hệ thống ống dẫn chằng chịt và phát triển rộng khắp tế bào chất, được nâng đỡ bởi hệ thống khung xương của tế bào. Các ống dẫn, nhánh rẽ và các túi của mạng lưới nội chất đều được nối thông với nhau và bản thân '''mạng lưới''' nối kết trực tiếp với lớp màng ngoài của [[nhân tế bào]], như hệ thống màng này hình thành một lớp vỏ bọc kín bao lấy một khoảng không gian chiếm chừng 10 phần trăm dung tích tế bào gọi là ''khoang lưới nội chất'' (ER lumen). Mặc dù khoang lưới nội chất chỉ chiếm 10 phần trăm dung tích tế bào, diện tích bề mặt [[màng tế bào|màng sinh chất]] của mạng lưới chiếm gần một nửa tổng diện tích màng sinh chất của tế bào.<ref name ="albert723">Albert et al, trang 723</ref> Ở các tế bào [[gan]] và [[tụy]], diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới lần lượt gấp 25 lần và 12 lần so với diện tích bề mặt [[màng tế bào]].<ref name ="albert696">Albert et al, trang 696</ref>
Mạng lưới nội chất lại được chia thành 2 dạng: lưới nội chất có hạt (hay còn gọi là lưới nội chất nhám) và lưới nội chất trơn.
Lưới nội chất nhám có cấu tạo gồm nhiều túi dẹt thông với nhau. Các ống thông với khoảng quanh nhân và màng sinh chất. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome đính trên bề mặt, phần không có hạt gọi là đoạn chuyển tiếp.