Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế hệ thi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 57:
Các quy định trên dành cho Nam. Còn đối với nữ, việc đặt chữ lót khác hẳn. Con gái Vua (thế hệ 1) gọi là [[Công chúa]] đi đôi với tên thường là tên đôi như Công chúa An Đông, Công chúa Ngọc Tây... Cháu gái của Vua (thế hệ 2), tức là con gái của những công chúa và nhân vật hoàng gia trên, được gọi là ''Công Nữ'', chắt gái (thế hệ 3) được gọi là ''Công Tôn Nữ''; chắt gái (thế hệ 4) là ''Công Tằng Tôn Nữ'' và các thế hệ sau là ''Công Huyền Tôn Nữ'', ''Lai Huyền Tôn Nữ'' hay là rút ngắn lại thành ''Tôn Nữ''.
 
Bài ''Đế hệ thi'' được khắc trong một cuốn sách bằng [[vàng]] (kim sách)<ref>Năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị đã nộp lại cho Chính phủ [[Việt Minh]] ấn kiếm và kim sách này, nên hiện nay không rõ số phận kim sách ra sao</ref>, cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài ''Phiên hệ thi'' cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc. Hiện nay, kim sách ''Đế hệ thi'' đang được lưu giữ tại [Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam]. Sách làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm 1213 trangtờ ruộtvàng, gồm bìa trước và sau chạm hình rồng bay trong mây và 11 tờ ruột khắc sách văn, gáy đóng 4 khuyên tròn.
 
Ngày 31/3/2016, sau nhiều thăng trầm lịch sử, lần đầu tiên kim sách Đế hệ thi đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia đưa ra giới thiệu tới quảng đại công chúng trong cuộc trưng bày chuyên đề "Bảo vật hoàng cung - Kim sách Triều Nguyễn (1802 - 1945)"
 
== Phiên hệ thi ==