Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 4:
== Quá trình hình thành ==
=== Nguồn gốc của âm dương ===
Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm ([[nhà Hán]]) mà cho rằng [[Phục Hy]] là người có công sáng tạo và được ghi chép trong [[kinh dịch]] (2800 TCN). Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của [[Trung Quốc]]. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào [[thế kỷ thứ 3]] nên không thể sáng tạo âm dương được.
 
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam". ("Phương Nam" ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông [[Dương Tử]] trở xuống và vùng [[Việt Nam]]. Xem thêm [[dân tộc Việt Nam]] để biết thêm khu vực của người [[Cổ Mã Lai]] sinh sống.) Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ: 1. "Đông tiến" là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu (phía đông) của sông [[Hoàng Hà]]; 2. "Nam tiến" là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến, [[người Hán]] đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.