Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủy chiến Tonlé Sap”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
Nhưng để giành được phần thắng, cũng như duy trì sự đô hộ [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]], [[Panduranga]] phải gánh quá nhiều hao tổn. Bởi vậy, vào năm 1190, [[Jayavarman VII]] (đăng cơ năm 1181) nhờ sự trợ lực của [[Vidyanandana]]<ref>Sau trở thành [[Jaya Indravarman V]] của [[Vijaya (Champa)|Vijaya]].</ref> ([[vương tử]] [[Vijaya (Champa)|Vijaya]], vốn bất mãn với uy thế của [[Panduranga]]) đã quật khởi phản kháng được đạo quân chiếm đóng [[Panduranga]], vốn đã trở nên suy nhược trong thời gian quá dài lưu trú ở [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]]. Chẳng những thế, [[Jayavarman VII]] đuổi được tới tận [[lãnh thổ]] [[Champa]], qua đó khối [[Champa]] lại thành phiên thuộc của [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]], nhưng chỉ qua hình thức cống nạp chứ không có đóng quân như trước. Từ thời điểm này, [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] không còn khả năng gây ảnh hưởng đến các tiểu quốc [[Champa]] nữa.
 
Về phần [[Po Klong Garai]], ông vẫn được các đấu thủ kiêng dè và nể trọng, đối với các tiểu quốc [[Champa]] còn lại thì [[Panduranga]] tồn tại tương đối độc lập suốt gần một [[thế kỷ]]. Trong giai đoạn trị vì sau, [[Po Klong Garai]] lo củng cố ưu thế của [[Panduranga]] bằng việc thi hành nhiều chính sách an dân, nhất là dựng các công trình [[thủy lợi]] lớn để cải tạo [[nông nghiệp]], trình độ của [[quân lực]] cũng liên tục được tăng cường để giữ vững lãnh địa. Nhờ thế, cả [[Đế quốc Khmer|Kampuchea]] và [[Vijaya (Champa)|Vijaya]] không tìm được bất cứ kẽ hở nào để trả đũa.
==Dư âm==
Đại thủy chiến kinh hoàng trên [[sóng]] [[nước]] [[Tonlé Sap]] là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm [[điêu khắc]] ở [[Angkor Vat]] và [[Angkor Thom]]. Nhiều [[văn bi]] [[Champa]] tụng ca chiến tích hiển hách của [[Po Klong Garai]] được khai quật rải rác ở [[Nam Trung Bộ]], [[Nam Bộ]] và [[Tây Nguyên]] cho biết, người [[Panduranga]] rõ ràng suy tôn ông như một [[á thần]] từ sự kiện này.