Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thâm Quyến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Thẻ: Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 124:
 
== Lịch sử hình thành ==
Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, lãnh đạo tối cao của nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] [[Đặng Tiểu Bình]] đã cho thành lập [[Khu kinh tế tự do|Đặc khu kinh tế]] tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp [[Hồng Kông]] (lúc đó còn là một thuộc địa của [[Vương quốc Anh]]). Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình [[Cải cách kinh tế Trung Quốc]]. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ ([[tiếng Quảng Đông]]), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ [[Châu Giang (định hướng)|Châu Giang]]. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới. Thâm Quyến, tên gọi trước đây là huyện Bảo An ((宝安县)- là huyện thuộc tỉnh [[Quảng Đông]] vào tháng 11 năm 1979. Tháng 5 năm 1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành Đặc khu kinh tế. Năm 1988, Thâm Quyến được cho phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Thâm Quyến là đặc khu đầu tiên trong 5 đặc khu kinh tế tại Trung Quốc.
 
Thành phố Thâm Quyến bao gồm 8 quận: [[La Hồ]] (罗湖), [[Phúc Điền]] (福田), [[Nam Sơn, Thâm Quyến|Nam Sơn]] (南山), [[Diêm Điền]] (盐田), [[Bảo An (định hướng)|Bảo An]] (宝安), [[Long Cương]] (龙岗) và [[Quang Minh, Thâm Quyến|Quang Minh tân khu]] (光明新区) [[Bình Sơn, Thâm Quyến|Bình Sơn tân khu]] (坪山新区). Các đặc khu kinh tế bao gồm La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn và Diêm Điền.