Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: "carat" (khối lượng), "clarity" (độ trong suốt), "color" (màu sắc) và "cut" (cách cắt) và hiện nay có khi người ta còn đánh giá theo tiêu chuẩn 6C, thêm "cost" (giá cả) và certification (giấy chứng nhận, kiểm định). Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm hàng trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu.<ref name=autogenerated1>[http://baodatviet.vn/Home/KHCN/Nhu-cau-kim-cuong-nhan-tao-tang-manh/20116/149326.datviet Nhu cầu kim cương nhân tạo tăng mạnh<!-- Bot generated title -->], báo Đất Việt</ref> Mặc dù [[kim cương nhân tạo]] được sản xuất với khối lượng gần gấp 4 lần so với kim cương tự nhiên nhưng phần lớn chúng được dùng vào mục đích công nghiệp vì hầu hết chúng là những viên kim cương nhỏ và không hoàn hảo, tuy hiện điều này đã cải thiện rõ rệt với những công nghệ làm kim cương nhân tạo mới.
 
Khoảng 49% kim cương được khai thác ở [[Trung Phi]] và [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], mặc dầu một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở [[Canada]], [[Ấn Độ]], [[Nga]], [[Brasil]], [[Úc]]. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng [[núi lửa]] đã tắt, sâu trong lòng [[Trái Đất]] nơi mà [[áp suất]] và [[nhiệt độ]] cao làm thay đổi cấu trúc của các [[tinh thể]]. Việc khai thác kim cương cũng là nội dung của những cuộc tranh chấp. Cũng có một số tranh cãi rằng [[tập đoàn]] [[De Beers]] đã lợi dụng độc quyền trong ngành cung cấp kim cương để điều khiển giá cả của thị trường, mặc dù thị phần công ty đã giảm xuống 50% trong những năm gần đây.
 
== Nguồn gốc lịch sử ==