Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 77:
 
==Ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện==
{{main|Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật/Ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện}}
Tôi thấy wikipedia nên có những quy định thêm về ảnh hưởng của một sự kiện, phải xét thêm sự kiện có để lại ảnh hưởng lâu dài hay to lớn gì không. Chứ dưng cơ mà chỉ xét đến "được đưa tin đáng kể" thì tôi cho rằng không đủ. Sẽ có nhiều vụ án, sự kiện giựt gân được đưa tin nhiều chạy lên đứng ở wikipedia và điều này sẽ biến wikipedia mất đi tính hàn lâm của từ điển bách khoa và trở thành một tờ báo đăng tin giật gân. Một quyển sách toán có thể có một số thông tin về Lịch sử, nhưng những thông tin về Lịch sử được đưa một cách vừa phải và có chọn lọc mà thôi, vì nếu đưa quá trớn thì sẽ chả ra cái gì cả. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 14:52, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
:Cần đưa ra một phương pháp khách quan để đo mức độ "sâu rộng", từ đó xác định "bao nhiêu thì đủ nhiều".
:(Ví dụ về một độ đo khách quan là "được đưa tin đáng kể" - tất nhiên cách này không thực sự thể hiện "ảnh hưởng sâu rộng")[[Thành viên:Ctmt|Ctmt]] ([[Thảo luận Thành viên:Ctmt|thảo luận]]) 15:27, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Tôi rất nhất trí với Sholokhov. [[Wikipedia:Độ nổi bật]] có vạch ra tiêu chí riêng cho ''âm nhạc, người, công ty...'' nhưng chưa có '''sự kiện'''. Vấn đề đang xảy ra tranh luận rất nhiều ở vi.wiki hiện nay chính là biểu quyết các bài viết về sự kiện. Đúng là Wiki không giống như sách Bách khoa thư (hoàn toàn các bài viết có ''tính hàn lâm''), nhưng cũng không thể biến thành tờ báo đăng tin giật gân. Chính bởi các quy định hiện tại về độ nổi bật vẫn nặng về '''định tính''' nên rất dễ gây tranh cãi. Nó đang bị lạm dụng để viết về các sự kiện mà đọc xong người ta có cảm giác giống 1 bản tin tổng kết theo chủ đề của phóng viên trong ''tuần qua'' hay ''tháng qua'' hay ''thời gian qua'' trên phương tiện truyền thông về sự kiện đó - vẫn chưa có kết cục và ảnh hưởng từ nó là dấu hỏi lớn.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 19:13, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Cho thằng IP này ti toe tí, các bạn nên nhớ là chúng ta có 3 nấc về độ nổi bật: 1)Đứng thành bài riêng; 2)Đứng chung trong 1 bài; 3)Out hoàn toàn khỏi wiki. Có nhiều bạn hay có thói quen đánh đồng bậc 2 và bậc 3, thật ra 2 bậc này cũng có mấy điểm khác nhau đó. Vì vậy tớ có một ý kiến là nên thành lập mức trung gian cho các sự kiện, tức là lập bài chung mang tên "các sự kiện nổi bật trong năm XYZ". [[Đặc biệt:Đóng góp/137.132.3.11|137.132.3.11]] ([[Thảo luận Thành viên:137.132.3.11|thảo luận]]) 19:42, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Một sự kiện muốn biết nó có ảnh hưởng lâu dài hay to lớn không thì không lẽ đặt hạn, ví dụ như phải vài tháng hoặc vài năm sau khi xảy ra sự kiện mới được viết bài? Như thế khó khả thi quá. Các wiki lớn khác như de.wiki là wiki khó chịu nhất về tiêu chí đưa vào mà vẫn không thống nhất về việc đưa tiêu chí cho sự kiện nữa là. Hay biết đâu, cộng đồng vi.wiki nhỏ hơn thì dễ tìm tiếng nói chung hơn? Tôi nghĩ mình nên hai quan điểm chính:
:*Wikipedia tiếng Việt hoặc sẽ không chấp nhận các sự kiện làm bài riêng nữa, thực hiện một cách cực đoan nhất quy định [[WP:KHONG]], thế là từ đó về sau sẽ bớt đi sự định tính về sự kiện. Nhưng như thế dễ đụng đến các bài như [[Sự kiện 30 tháng 4, 1975]] hay [[Sự sụp đổ của Bức tường Berlin]] chẳng hạn.
:*Wikipedia tiếng Việt vẫn chấp nhận các sự kiện. Với quan điểm này thì ta cần phải làm rõ hơn tiêu chí dành cho sự kiện, thảo luận, biểu quyết, rồi đưa thành hướng dẫn. Sau này cứ có trường hợp nào mới, lại tiếp tục thảo luận, biểu quyết,...
:Các bạn cho ý kiến thêm nhé. [[Thành viên:Vinhtantran|Tân]] ([[Thảo luận Thành viên:Vinhtantran|thảo luận]]) 00:43, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::1- Nếu dùng cách như Ctmt nêu ra thì cần phải có một "cái cân" để cân mức độ "sâu rộng" của sự kiện để có thể xác định ba mức như IP [[Đặc biệt:Đóng góp/137.132.3.11|137.132.3.11]] nêu. Và cũng chắc chắn la không thể có cái cân đó. Nhưng ngay từ đầu khi đưa một nhân vật, sự kiện, tổ chức, sự vật, hiện tượng vào mục từ thì wiki đã không làm động tác bình tuyển. Đến khi thành bài rồi mới bình tuyển xem có nên đưa vào một tronag ba truờng hợp mà IP [[Đặc biệt:Đóng góp/137.132.3.11|137.132.3.11]] nêu ở trên không đáng lẽ phải bình tuyển trước khi đưa vào. Ngay cách làm này đã là không bách khoa rồi.
::2- Khi có một thành viên đặt vấn đề "Vậy người nông dân phải làm gì" tôi đã thấy việc thiếu bước bình tuyển là không ổn. Để khắc phục những cái này, cần phải bình tuyển trước khi viết bài. Thay vì biểu quyết xóa bài, các thành viên dề xuất mục từ và đề cương, sau đó đưa ra cộng đồng bình tuyển xem có đủ tiêu chuẩn đưa vào không. Nếu không đủ tiêu chuẩn đưa vào thì đừng viết (vì sẽ mất công toi). Việc bình tuyển cũng không thể là đại trà (như biẻu quyết xóa bài hiện nay). Bài nào thuộc loại nào do nhóm thành viên chuyên ngành tham gia biểu quyết chứ không để những người không am hiểu chuyên ngành biểu quyết (tình trạng bỏ phiếu bừa bãi). Ngay cả khi đưa vào mà người viết không viết nổi thì vẫn có thể thỉnh cầu. Thỉnh cầu mà không được nữa thì đưa vào danh sách bài đang làm, chưa có người viết, để ở một chỗ riêng, trong kho sản phẩm đang làm dở, không thể để chung với sản phẩm đã hoàn thành và công bố. Còn rất nhiều việc phải giải quyết nhưng tự chung lại có một vấn đề to nhất: Wiki cần được tái tổ chức, tái cơ cấu vì nhiều quy định của nó đã không theo kịp sự phát triển của nó và các thành viên.
::3- Tôi thấy có thành viên đã phải hỏi: Wiki có phải là cái cột điện không? Ý nguời hỏi muốn nói rằng cái cột điện là chỗ để treo, dán quảng cáo và viết những thứ nay hot mai col. Tài nguyên thì không tốn bao nhiêu nhưng rõ ràng, những bài kiểu này làm cho wiki giảm giá trị và bị người coi chỉ còn là một tờ tạp chí trên mạng, tính bách khoa và tính hàn lâm giảm thiểu và mất dần. Người ta đến tra cứu wiki để tìn thấy những thông tin khoa học, chính xác, tin cậy được chứ không phải để xem một bài viết "nói xuôi cũng đuợc, nói ngược cũng xong". --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 00:58, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Tôi lại thấy thế này:
#Ở đây chúng ta nên hiểu cái cân này là những hướng dẫn, quy định,... rõ ràng để có thể xác định xem bài có đủ nổi bật hay không (nói chung) và ảnh hưởng có sâu rộng hay không (nói riêng). Minh Tâm đã xác định rõ wikipedia không đăng những sự kiện "nay hot mai cold" a.k.a ảnh hưởng của sự kiện phải sâu rộng ở một mức độ nhất định, thì vấn đề tiếp theo là "thế nào là đủ sâu rộng" và rõ ràng cái cân của Tmct không phải là không thể có mà là ''phải'' có. Việc bình tuyển trước khi viết bài hoặc biểu quyết xóa bài đều cần phải dựa vào những tiêu chuẩn như vậy. Có thể tiêu chuẩn chỉ có thể dừng lại ở mức định tính, hoặc đi sâu hơn về mức định lượng, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì vì nếu không có cái gì bám víu vào chúng ta sẽ sa vào những tranh cãi '''cảm tính''' và không dứt. Quy định càng rõ ràng chúng ta càng ít cảm tính, và như Tmct đã nói với tôi, một khi quy định rõ ràng, hợp lý và mọi người đều hiểu đúng quy định thì mọi thứ chỉ còn xoay quanh "thế này là đã đủ nhiều chưa" và vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
#Vấn đề xác định "ai am hiểu chuyên ngành" mới được biểu quyết tôi cho rằng không nên vì không thực tế và trái với tinh thần wikipedia. Không thực tế vì đây là 1 cộng đồng ảo, và việc xác định 1 người A có am hiểu chuyên ngành X hay không là không hề dễ dàng. Trái với tinh thần wikipedia vì đây là từ điển mở, chúng ta không có lý do gì chỉ khoanh vùng bài A cho 1 số thành viên và gạt những người còn lại ra ngoài. Thêm nữa để tham gia biểu quyết 1 bài Y thì không nhất thiết phải quá am hiểu về chuyên ngành đó, cái quan trọng nhất là phải đọc kỹ bài (cả trên wiki Việt lẫn wiki khác) và phải hiểu rõ quy định; am hiểu chuyên ngành cũng quan trọng lắm đó, nhưng không phải là key vital point.
##Ở đây để hạn chế hiện tượng bỏ phiếu bừa bãi, tôi cho rằng ta cần phải siết chặt hơn quy định về "lý do biểu quyết". Tôi đã đề cập vấn đề này với anh Lê Thy và với nhiều thành viên khác, cái lý do khơi khơi "nổi bật" và "không nổi bật" cần phải bị xóa, vì những kẻ không hiểu tí gì về bài viết cũng có thể khơi khơi viết "không nổi bật" mà ko nêu lý do. Tôi cho rằng khi phán ai đó "không nổi bật" ít nhất cần phải nêu lý do tại sao anh thấy nó nổi hay không nổi, và nếu như anh bảo là "theo quy định" thì cũng cần nói ra nó tuân thủ hay vi phạm quy định nào, tại sao. Ở đây tôi từng định có ý kiến là khi một người A đuối lý trong việc bảo vệ phiếu của mình thì cộng đồng nên xóa luôn phiếu đó, nhưng sau nghĩ lại thấy việc "thế nào là đuối lý" hết sức mơ hồ và định tính nên lại thôi.
[[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 04:23, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Đồng ý với thành viên Sholokhov.--<font color="green">[[Thành viên:Ti2008|Antiokhos III Đại đế]]</font> ([[Thảo luận Thành viên:Ti2008|Thảo luận]]) 05:14, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
#Theo tôi, chúng ta cần xây dựng một hệ thống tiêu chí chung về độ nổi bật của sự kiện, một sự kiện đối với người quan tâm thì nó là nổi bật, đối với người không quan tâm đến thì nó không nổi bật, thật khó định hình. Hiện nay có rất nhiều sự kiện diễn ra trong ngày ở Việt Nam và trên thế giới và chắc chắn là chúng sẽ được đưa tin vì chúng là sự kiện, nhưng chúng ta cần xem phạm vi tác động của chúng như thế nào. Các sự kiện đã đảm bảo cho chúng yếu tố là '''nổi''' rồi, vấn đề còn lại là chúng có '''bật''' cao hơn những sự kiện khác không. Vậy ta cần hệ thống tiêu chí chung về độ nổi bật của sự kiện để đánh giá.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 07:47, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
 
Vì đa số mọi người đồng thuận, đến đây, tôi nghĩ tôi nên kết luận rằng chúng ta cần có cái cân đó nên không bàn thêm về việc cần thiết hay không nữa, vấn đề là nêu ra cách xây dựng cái cân đó.
 
*Về xây dựng tiêu chí xác định sự kiện nổi bật, tôi nghĩ, một trong những cách giải quyết vấn đề quá tổng quát là chúng ta chia nhỏ vấn đề ra theo từng khía cạnh. Ví dụ ta có thể chia theo:
**Mốc thời gian: sự kiện lịch sử (đã hoàn toàn chấm dứt) và sự kiện đang diễn ra;
**Phương diện: sự kiện khoa học, kinh tế, chính trị-xã hội, thể thao-văn hóa, quân sự;
**Số người tham gia hoặc ảnh hưởng: một nước hay nhiều nước, số lượng người trực tiếp tham gia, số lượng người bị ảnh hưởng (là số lượng lớn nhất trong số các nguồn nêu chẳng hạn);
*Từ đó ta có thể có tiêu chí tương ứng, và dĩ nhiên cũng có tiêu chí chung. Sau đây tôi đề xuất một số để xem xét, một sự kiện có thể coi là nổi bật khi thỏa một trong các tiêu chí:
**Có ít nhất 5 bài viết ở inter-wiki, tất cả các bài viết này không có treo tiêu bản về độ nổi bật.
**Có ít nhất 5 bài báo/sách từ 5 hãng tin/nhà xuất bản khác nhau nói về nó, 5 bài báo này đề cập ít nhất 2 khía cạnh khác nhau của sự kiện (ví dụ một bài nói về tàn phá của cơn bão, một bài đánh giá cách chính quyền phản ứng, xử lí), ít nhất là trong 2 ngôn ngữ khác nhau, của các hãng tin nổi bật (VnExpress, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, AP, CNN, Yonhap, Tân Hoa xã, AFP, ... ta có thể qui định danh sách này).
**Được x nhân vật nổi bật, nắm chức vụ cao (ta có thể bàn cao tới mức nào, mức trung ương, quốc gia, quốc tế,...) tham gia sự kiện hoặc có tác động ảnh hưởng.
*Về biểu quyết, nếu không thỏa mãn độ nổi bật sẽ đưa ra biểu quyết xóa, người biểu quyết phải ít nhất đọc hết bài đó + đọc hết ít nhất một link tham thảo hoặc một inter-wiki chẳng hạn.
Các bác phải đưa ra tiêu chí thôi, và phải là định lượng ở một mức độ nào đó, chứ định tính thì cãi nhau đến chết.
[[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 09:25, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Tôi chưa thể có ý kiến về toàn bộ các vấn đề [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] đề xuất, nhưng với vài tiêu chí trong đó xin có ý kiến luôn:
*Có ít nhất 5 bài viết ở inter-wiki: không ổn. Nhỡ bài bên vi.wiki là khởi xướng - là ngôn ngữ đầu tiên viết về sự kiện đó thì sao? Giả sử các ngôn ngữ khác có viết, nhưng liệu bài bên đó có tồn tại được không hay bị đặt biển thiếu nguồn hoặc cũng bị mang ra đòi biểu quyết thì sao? '''Tóm lại tham khảo Inter wiki chưa thể quyết định được''' (và có khi "không nhờ cậy được" nếu bên đó chưa có bài). Nếu các ngôn ngữ khác cũng đặt tiêu chí 5 ngôn ngữ như vi.wiki thì các wiki cùng "há miệng chờ sung" hoặc sau vài ngày bỗng nhiên cùng đủ khả năng tồn tại vì ''đã có bài viết''?
*''Được x nhân vật nổi bật, nắm chức vụ cao (ta có thể bàn cao tới mức nào, mức trung ương, quốc gia, quốc tế,...) tham gia sự kiện hoặc có tác động ảnh hưởng.'' Tôi chưa muốn bàn về nhân vật tham gia nhưng chắc chắn '''bắt buộc phải có tác động ảnh hưởng''' từ sự kiện này (như 1 mục phải có trong bài viết đó). Có ảnh hưởng tác động đáng kể tới xã hội/chính trị/kinh tế/văn hóa... thì sự kiện đó mới khác biệt (và do đó nổi bật) so với các sự kiện bình thường như tin tức vụn vặt hằng ngày khác.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 09:44, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
:1- Tôi thấy các tiêu chí do Lecongvinh đưa ra không mấy ăn nhập với vấn đề cần bàn: "Ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện". Ảnh hưởng đó không thể chỉ đo bằng số lượng hist trên wiki, hoặc trên google. Tôi đã gặp rất nhiều người thống kê cả những cái không có liên quan vào kết quả tìm kiếm chỉ vì có một trong ba bốn từ giống với từ cần tra. Trong các tiêu chí này còn thiếu một nguồn quan trọng để xác định ảnh hưởng sâu rộng là sách in (xuất bản phẩm). Có rất nhiều loại sách: chuyên khảo, tổng luận, bình luận, bàn luận. Nếu nhìn vào mảng này thì wiki còn thiếu nhiều thứ nổi bật hơn nữa. Ngay cả việc xác định xem có bao nhiêu sách B, C, D... Z dẫn lại từ sách A cũng chỉ là một khía cạnh của sự nổi bật. Mặt khác, có nhiều sách cùng bàn về một vấn đề thì đó cũng là một khía cạnh khác của sự nổi bật.
:2- Những tin tức vụn vặt hàng ngày đáng lẽ có vị trí của nó ở mục tin tức nhưng nhiều người cố đưa nó vào thành bài bách khoa. Viết được hơn chục dòng thì hết đất để viết.
:3- Vì wikipedia là "bách khoa". Hãy làm rõ khái niệm bách khoa trước đi đã rồi mới xét đến cái gì là bách khoa, cái gì không phải bách khoa. --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 10:01, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
*Gần đây tôi cũng cảm thấy có đôi chút thất vọng vì wikipedia tiếng Việt chúng ta khi phát hiện nó tồn tại quá nhiều bài mang tính chất thời sự, không hề mang ý nghĩa của một bách khoa toàn thư. Về ý kiến sửa đổi độ nổi bật của wikipedia, tôi đồng ý với ý kiến của Sholokhov và bác Tâm đã nêu ra ở đầu. Những kẻ hở trong quy định của chúng ta hiện nay đang sinh ra nhiều bài viết gây tranh cãi và tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều. Để khắc phục điều đó, tôi đề nghị chúng ta cũng nên học hỏi cách mà Encarta hay Britannica Online Encyclopedia đang làm, họ tuy không có nhiều bài viết bằng chúng ta nhưng các bài viết đều quan trọng và mang tính hàn lâm. Một điều cuối cùng tôi muốn hỏi, tại sao các thành viên lại thích nhảy theo những sự kiện giật gân, thời vụ để viết bài trong khi ngay nhiều bài quan trọng, đáng lẽ phải có thì chưa có hoặc còn sơ khai ? Đó là câu hỏi mà tôi muốn mọi người ở đây cùng suy ngẫm.--[[Thành viên:Prof MK|Prof MK]] ([[Thảo luận Thành viên:Prof MK|thảo luận]]) 10:34, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
@Trungda:Vấn đề là ảnh hưởng như thế nào là lớn ? Ảnh hưởng của những vụ như VAT, GXTam Tòa, Annie Le đã lớn chưa ? Nếu chưa thì phải thế nào mới là lớn ? Đây là 1 vấn đề đã gây ra tranh cãi rất lớn ở các biểu quyết xóa bài. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 04:13, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Cho mình có ý kiến thế này, chúng ta phải chia ra sự kiện loại gì, như sự kiện tranh chấp xã hội, sự kiện tranh chấp quốc tế, sự kiện tham nhũng, sự kiện thể thao, sự kiện thảm hoạ, tai nạn... Mỗi cái chúng ta nên đặt ra một tiêu chí riêng.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 04:17, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::@Sholokhov: những vụ bị xóa như Tam Tòa, giết Annie Le và bài dừng biểu quyết như Bát Nhã vừa xong thậm chí còn '''chưa nói được trong bài rằng sự kiện đó có ảnh hưởng gì'''. Chính vì vậy độ nổi bật của bài viết bị đặt thành dấu hỏi rất lớn (mà tôi đã nêu ý kiến đòi hỏi điều này trong biểu quyết cả 3 bài). Cần đặt ra yêu cầu bắt buộc tối thiểu cho các sự kiện về điều này. Giả sử tác giả nêu ra 1 ảnh hưởng tác động gì đó ('''đương nhiên là phải có nguồn tử tế'''), khi ấy cộng đồng xem thấy tác động ảnh hưởng là nhỏ thì bài sẽ bị mang biểu quyết. Nếu bài không nêu ra được tác động gì thì quy vào dạng bản tin wikinews, xong.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 09:36, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
::Khái niệm "ảnh hưởng sâu rộng" của sự kiện cũng có thiên hướng "định tính" giống như "độ nổi bật". Trước đây, "tiêu chuẩn đưa vào" rõ ràng, rành mạch hơn, buộc người ta phải xét kỹ từng tiêu chí. Còn nội hàm "độ nổi bật" mặc dù đã được giải thích là sử dụng các các tiêu chí của "tiêu chuẩn đưa vào" nhưng vẫn đem đến một sự hiểu nhầm. Cái này là tối kỵ trong bách khoa. Nếu đã áp dụng những tiêu chí của "tiêu chuẩn đưa vào" trong "độ nổi bật" thì còn cần khoác vào cái tên "độ nổi bật" làm gì. Tốt nhất là cứ dùng "tiêu chuẩn đưa vào" và gọi đúng tên của nó có phải hơn không. Trong hai phương án mà Trần Vĩnh Tân đưa ra trên kia, tôi nghiên về phương án thứ nhất, áp dụng tiêu chuẩn "cứng"; không cần thiết phải lập toàn bộ tiêu chuẩn mới, nếu có thêm cái mới thì chỉ là để bổ sung cho đầy đủ hơn mà thôi. --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 09:49, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
:Mời Minh Tâm xem thêm về các thảo luận, biểu quyết liên quan đến việc thay thế tiêu chuẩn bằng độ nổi bật ở '''[[Wikipedia:Thảo luận/Xóa bỏ "tiêu chuẩn" và phổ biến Wikipedia:Độ nổi bật|đây]]''' và '''[[Wikipedia:Biểu quyết/Thay thế "tiêu chuẩn" bằng "độ nổi bật"|đây]]'''. Thực tế cho thấy các tiêu chuẩn đã lỗi thời và quá cứng, xa với thực tế vì vậy cộng đồng đã chính thức sử dụng độ nổi bật để thay thế cho "tiêu chuẩn" cũ. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 10:12, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Hê hê, tôi có vài ý kiến:
*Qui định sẽ theo đổi theo thời gian, vì ta có vấn đề mới, người mới. Tiêu chuẩn đưa vào có thể coi là version 1, là tiêu chuẩn cứng. Độ nổi bật, version 2, tiêu chuẩn mềm. Cứng thì dĩ nhiên là cứng nhắc, nhưng mềm sẽ gây tranh cãi lôi thôi, mất thời gian.Version 3 có thể là một tiêu chuẩn cứng khác, nhưng nó sẽ mềm hơn v.1, và dĩ nhiên cứng hơn v.2.
*Độ nổi bật, nhìn chung thảo luận về nổi bật chung, ở đây ta bàn về sự kiện, cái đang gây tranh cãi và cái mà dễ bị cho là vụn vặt.
*Dưới đây tôi có trình bày về tính đời và tính hàn lâm của WKTV, có vẻ đa số mọi người không ủng hộ tính đời, tuy nhiên đọc phần đặt vấn đề về độ nổi bật, tôi thấy không phải ai cũng không ủng hộ. Tuy nhiên, ở đây, tôi không bàn vấn đề đó, ý tôi muốn nói rằng, các tiêu chuẩn ở trên tôi nêu, có thể dùng cho cả wiki đời hay hàn lâm khi ta chỉnh lại con số. Nên, tôi xin trình bày lại ở đây cho rõ hơn, một sự kiện được coi là đủ nổi bật, không cần biểu quyết khi, thỏa một trong các điều sau:
#Được a cuốn sách/công trình nghiên cứu viết về nó, hoặc có một chương/phần về nó, nhà xuất bản thỏa điều kiện aa.
#Được b bài báo viết về nó, tòa soạn/hãng tin thỏa điều kiện bb.
#Có c người trực tiếp tham gia.
#Có d người bị ảnh hưởng bởi nó.
#Có e người chết.
#Có f người bị thương.
#Liên quan đến số tiền, tài sản có giá trị là g (tham nhũng, cướp, trộm, trúng số, thừa hưởng, ...)
#Có h inter-wiki với điều kiện là hh (không treo bảng, ...)
#Có i nhân vật nổi bật tham gia, nhân vật thỏa điều kiện ii.
#Xảy ra ở địa điểm, công trình nổi bật thỏa điều kiện jj.
Muốn hạn chế đến cỡ nào mở rộng đến cỡ nào các bác chỉ việc tinh chỉnh các giá trị a, b, c,... aa, bb, ... Một sự kiện có ảnh hưởng càng sâu rộng thì các chỉ số trên của nó sẽ tăng theo.
*Ngoài ra có những sự kiện không thỏa bất kỳ điều nào nhưng nó có thể nổi bật vì suýt đạt từng cái. Ta có thể tạo một công thức, ta chấm điểm theo từng mục theo số lượng, rồi nhân từng cái với hệ số khác nhau (được qui định) rồi cộng chúng lại giống như chấm đấu thầu đấy. :D
*Kho kiến thức của nhân loại vô kể, ta không thể ngồi xem xét từng cái mà phải có những thứ để đo đếm một cách nhanh chóng như vậy thôi. :D
[[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 12:29, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
: Theo các tiêu chí do Lecongvinh nêu trên thì mục 5 và 6 có thể nhập làm một (thói quen đếm xác chết) nhưng còn một vấn đề quan trọng hơn cả là tính khả dụng của kiến thức thì lại không thấy có ở đây. --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 16:32, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
 
Tôi chưa nói được hết ý kiến về tất cả các đề xuất của Lecongvinh, nhưng chắc chắn rằng '''nếu chỉ 1 trong các điều kiện (như Lecongvinh đề nghị) thì ko thể được''', nhất là các điều kiện kiểu như:
* "có a interwiki" - tôi đã bác bỏ thẳng điều kiện này về tình trạng các wiki cùng ''há miệng chờ sung'' (đợi nhau có bài) rồi, ko hiểu vì sao Lecongvinh vẫn cố nêu ra. Bản thân điều kiện này rất yếu ớt.
* "có b bài báo"... cái này chính là điều đang bị lạm dụng nhiều. Đưa tin không thôi thì khác gì wikinews?
* "ảnh hưởng đến n người": đâu cần nhiều. Chỉ cần 1 người, nhưng người đó lại là... '''vua/nguyên thủ quốc gia''' thì sao nhỉ???
* "Có n người tham gia": tôi lại phải móc lại ví dụ về số người xem 1 trận bóng đá hay đi xem pháo hoa tháng trước thì có viết thành bài không?...
 
Tóm lại là nhiều điều Lecongvinh nêu chưa ổn. Tôi sẽ suy nghĩ thêm, và thấy cần nhiều hơn 1 trong các điều kiện trên mới xong. Tạm thời như vậy, tôi sẽ có phản hồi đầy đủ sau.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 19:08, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
:Thật ra ở phần cuối Lecongvinh đã hàm ý là "nhiều tiêu chuẩn gộp lại" rồi. Nhắc đến "chấm điểm" thì thấy mấy vấn đề sau:
:#Môn nào là "môn chính", ko thi sẽ đánh rớt ? Và môn nào là "môn phụ", không có cũng không sao ?
:#Hệ số của các môn sẽ là bao nhiêu ?
:#Bao nhiêu điểm là đậu ? Bao nhiêu sẽ là bị điểm khống chế ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 20:26, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Tôi xin nói thêm là, khi đề xuất như trên, tôi đã gạt sang một bên tư tưởng đưa các tin ''vụn vặt'' lên rồi, coi như tạm thời trên tinh thần xây dựng bách khoa ''hàn lâm'' như ý một vài người, cho nên cũng đừng nghĩ rằng tôi cố đưa ra qui tắc để đưa tin tức lên đây nữa nhé. :D Thực ra tôi cũng có suy nghĩ về vấn đề wikinews có thể làm thay một số việc cho wikipedia, tuy nhiên vấn đề đó lại ta hạ hồi phân giải. Ở đây xin hồi âm cho anh Trungda
**Điều 2, bài báo, nếu bạn tăng giá trị b lên cao, đồng thời qui định chặt điều kiện bb thì tôi nghĩ là sự kiện sẽ không mang tính chất thời sự đâu, chẳng hạn thử đặt b = 20, và bb là ở 10 quốc gia và 10 ngôn ngữ khác nhau, thử xem có sự kiện nào thỏa mà lại không nổi bật không?
**Điều 3, người tham gia, bạn đúng, ta phải có cách nào đó cho điều này, có thể qui định thêm là người dự khán không tính vào chẳng hạn.
**Điều 8, inter-wiki, tôi cũng trình bày ở trên sự kiện thỏa mãn 1 trong 10 điều thì là nổi bật, không có nghĩa là bắt buộc điều này phải thỏa, cho nên không có việc chờ đợi, vì nếu nó không thỏa điều này, thì còn 9 điều kia. Mặt khác, điều này có thể giúp cho wikipedia nhận định ngay rất nhanh rằng một sự kiện nào đó là nổi bật mà không phải đọc nhiều vào bài, ta có thể qui định h lên cao, h = 12 chẳng hạn, bạn thử tìm xem có sự kiện nào có 12 inter-wiki mà lại không nổi bật không?
*Điều quan trọng chính là các giá trị kia, sự thay đổi về lượng (đến một lúc nào đó) dẫn đến sự thay đổi về chất.
*Thực tình mà nói, các điều về người chết, số tiền chỉ là phụ trợ để xét những sự kiện trong quá khứ khi thông tin đại chúng chưa phát triển chứ sự kiện hiện nay, có nổi bật hay không, nó sẽ được phản ánh qua điều 1 và điều 2.
[[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 21:06, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Chưa xem xét các điều khác, nhưng điều 7 có vấn đề, thí dụ: với cùng một số tiền tầm 1 triệu USD chẳng hạn, một cá nhân ủng hộ cho đồng bào bão lũ lúc nào cũng nổi bật hơn là cả một tập thể ủng hộ.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 23:34, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Điều số 4 không rõ ràng, có d người bị ảnh hưởng, ảnh hưởng ở đây là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, mức độ ảnh hưởng như thế nào, thật là phức tạp.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 23:42, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Xin trả lời Lecongvinh:
#''Sự kiện được báo chí vài chục ngôn ngữ đăng:'' lại xin lấy ví dụ về cuộc viếng thăm giữa các nguyên thủ quốc gia với nhau, nhất là nguyên thủ nước lớn như Nga, Trung, Mỹ gặp nhau thì sao? Vẫn chỉ là wikinews mà thôi, nếu cuộc gặp đó chỉ là 1 trong hàng chục bước trung gian trước khi họ đạt được thỏa thuận chính thức gì đó với nhau và do đó '''cũng không thể thành bài'''. '''Không thể coi báo chí đăng là thước đo quyết định cho sự kiện'''.
#''Interwiki:'' không thể tạo phản ứng dây chuyền kiểu này. Có thể chính 1 thành viên “chạy sang bên kia” tạo đủ 5 ngôn ngữ (hoặc liên hệ nhờ thành viên bên đó dịch giúp) và đưa trở lại đây thì không lẽ tự dưng những vụ án kiểu Vũ Thị Kim Anh lại thành bài bên này? Cần lưu ý rằng tại các wiki khác họ cũng không nắm thật rõ về tình hình nước khác và 1 khi có “bài mồi” bên 1 ngôn ngữ khác (như en.wiki chẳng hạn), thì phía Pháp, Tây Ban Nha… sẽ dịch theo, đơn giản vì họ thấy ngôn ngữ khác (en.wiki) đã có (và bên đó ko đặt ra quy định 2 hay 3 hay 5 interwiki) chứ bản thân họ cũng không rõ Vũ Kim Anh tới độ nào, đáng xóa hay giữ. Ngược lại, tôi tin chắc rằng không ít sự kiện chưa cần wiki nào đề cập nhưng khi được wiki Việt viết là ngôn ngữ đầu tiên, cũng không ai bác bỏ được. '''Không thể coi interwiki là thước đo quyết định cho sự kiện'''.
#''Xảy ra ở địa điểm, công trình nổi bật thỏa điều kiện:'' lại lấy ví dụ về hàng trăm người xem rùa nổi ở hồ Gươm (là địa điểm có bài) hoặc hàng vạn người tụ về xem biểu diễn, thi đấu ở sân vận động quốc gia.
#''Có i nhân vật nổi bật tham gia, nhân vật thỏa điều kiện:'' Tôi lại lấy lại ví dụ về Hội chợ lèo tèo nhưng chủ doanh nghiệp nhờ quan hệ mà mời được lãnh đạo cấp cao xuống cắt băng; trường tiểu học khai giảng có lãnh đạo nhà nước tới dự… => Cũng không xong.
#''Liên quan đến số tiền, tài sản có giá trị là g:'' Tôi nhất trí... với DMT: chỉ có nghĩa tương đối về giá trị: 1 học sinh góp từ thiện 50 triệu hẳn là khác thường, còn tập thể 1000 người góp 100 triệu lại là nhỏ.
#''Có c người trực tiếp tham gia:'' tường thuật từng buổi của ''trò chơi đấu trường 100'' có ít nhất 101 người tham gia (tính cả người dẫn chương trình) cũng thành bài?
#''Được a cuốn sách/công trình nghiên cứu viết về nó, hoặc có một chương/phần về nó:'' chính xác hơn là: ''"đựoc công trình/sách đó đề cập với tư cách là 1 trong các chủ đề chính"'', để tránh trường hợp như Kayani hay làm: tác giả chỉ nhắc tới tình tiết a làm 1 thông tin trung gian trước khi kết luận thì Kayani lại tóm lấy và bịa ra rằng đó chính kiến của tác giả sách.
 
Nói đi nói lại thì sự kiện vẫn chỉ cần 1 '''tầm ảnh hưởng''' mà Sholokhov đã đặt vấn đề. Vụ chuyển nhượng cầu thủ Bosman chỉ là 1 trong hàng triệu vụ chuyển nhượng xưa nay trên toàn cầu, nhưng nhắc đến là người ta nhớ mãi vì nó khác tất cả các vụ khác, vì từ đó để lại hệ quả: khái niệm '''cầu thủ chuyển nhượng tự do''' ra đời. Không nêu được ảnh hưởng, tác động gì thì kể như sự kiện là 1 bản tin thông thường, không cần phải đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn cho nó.
 
Ta có thể rút ra điều kiện rằng: ''bài viết về sự kiện trên wiki là những bài viết về các sự kiện để lại ảnh hưởng và tác động đáng kể tới đời sống chính trị/kinh tế/ xã hội...'' Tôi biết chắc rằng: tác động lớn nhỏ ra sao là '''định tính''', nhưng trước hết các bài viết hãy nói được điều này đi đã, '''không dễ đâu vì không bịa được'''. Cứ căn cứ vào vụ Tam Tòa và Bát Nhã là rõ, tác giả đâu có nêu được tác động gì (có nguồn được chấp nhận). Nếu tác giả nêu được 1 tác động nào đó cho sự kiện của mình, cộng đồng hoàn toàn có thể phán xét. Hiển nhiên các tác động vụn vặt thì bài lại bị mang ra “thẩm” và xóa hay giữ là do biểu quyết.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 02:43, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Tôi đồng ý với nhận định của [[Thành viên:Trungda|Trungda]] rằng ''bài viết về sự kiện trên wiki là những bài viết về các sự kiện để lại ảnh hưởng và tác động đáng kể tới đời sống chính trị/kinh tế/ xã hội...''--[[Thành viên:Tranletuhan|King Fahd/Dammam]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranletuhan|thảo luận]]) 07:56, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Cái tầm ảnh hưởng này (sau thảo luận) sẽ là một mục nhỏ trong phần [[Wikipedia:Độ nổi bật#Chỉ dẫn chung]]?--[[Thành viên:Tranletuhan|King Fahd/Dammam]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranletuhan|thảo luận]]) 07:51, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Tôi '''hoàn toàn đồng ý''' với các bạn rằng sự kiện đưa vào wiki phải là sự kiện ''ảnh hưởng và tác động đáng kể tới đời sống chính trị/kinh tế/ xã hội...'' và ở đây ta đang bàn về các tiêu chí của một sự kiện thế nào là có ảnh hưởng như thế. Ta không thể đưa một tiêu chí chung như vậy vào qui định được, vì nó quá định tính, sẽ dẫn đến nhiều biểu quyết và tranh cãi, bởi người này cho là ảnh hưởng, người kia cho là không. Một hệ thống qui định tốt, cần phải có cả định tính và định lượng. Ví dụ như trong pháp luật nếu chỉ qui định phạm tội hình sự nghiêm trọng thì xử tù bao nhiêu năm, thế nào là nghiêm trọng, nếu không qui định thêm các điều khoản như: phạm tội có tổ chức (nhiều người), giết người dã man (chặt ra từng khúc), thì chắc bồi thẩm đoàn có tranh luận đến chết mà thôi. Có thể tiêu chí tôi đưa ra không hẳn tốt, nhưng các bạn phải có tiêu chí cụ thể, cụ thể đến một mức độ chấp nhận được. [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 08:57, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Tầm hạn ảnh huởng cửa sự kiện còn phụ thuộc vào mấy yếu tố sau:
* Ảnh hưởng đến lĩnh vực mà sự kiện đó có liên quan trực tiếp. Ví dụ: Vụ tu viện Bát Nhã là vụ viẹc của tôn giáo, do đó ảnh hưởng trước tiên đến Phật Giáo ở Việt Nam. Sau đó mới ảnh hưởng đến Phật Giáo các nước khác và thế giới. Những vị chính khách không phải là người có liên quan trực tiếp. Do đó, dẫn nhận xét của họ sẽ có thiên hướng chính trị hơn là tôn giáo. Cái này có thể coi là "ngụy tạo tầm ảnh hưởng". Tiêu chí do Lecongvinh đưa ra là phiến diện và hình thức vì chỉ xét đến số lượng mà không xét đến nội dung. Theo như bài viết thì tin ngoài nước rất nhiều, trong nước chẳng có mấy. Trong khi vụ việc diễn ra tại Việt Nam, nếu có ảnh hưởng thì trước tiên là ở Việt Nam chứ đâu ảnh hưởng lớn đến nước ngoài. Không thể chỉ lấy mỗi việc một số hãng thông tấn đưa tin mà hầu như chẳng có phóng viên trực tiếp đến hiện trường để viết, chỉ dựa vào một số nguồn kể lại rồi biên tập viên suy diễn này nọ mà bảo rằng sự kiện ấy có ảnh hưởng thế nọ, thế kia được.
* Mức độ ảnh hưởng không chỉ được xét bằng việc có bao nhiêu tờ báo, hãng thông tấn đăng sự kiện đó. Nếu chỉ có thế thôi thì sự kiện được "lăng xê" nhiều chưa hẳn đã có ảnh hưởng lớn. Ảnh hưởng đích thực của nó không chỉ là thu hút dư luận (cái này là thứ yếu), mà chủ yếu là sự kiện đó ảnh hướng đến các lĩnh vực có liên quan như thế nào, có làm thay đổi cái gì không, khởi nguồn cho một sự kiện khác có tính bao trùm hơn không. Nếu xét theo tiêu chí này thì Vụ việc ở Tu viện Bát Nhã không thể có ảnh hưởng sâu rộng bằng vụ một số quan xã ăn bớt tiền trợ cấp của Chính phủ cho dân nghèo trong dịp Tết Kỷ Sửu vừa qua được.
* Mức độ ảnh hưởng của sự kiện phải là tự nó phát huy ảnh hưởng, không thể cố tình gán độ nổi bật cho một sự kiện được. Mức độ này cũng không phụ thuộc vào việc nó là ''đời'' hay ''hàn lâm'' theo khái niệm ''đời'' của Lecongvinh. Nếu sự kiện thực sự nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng thì chắc chắn người ta sẽ tiếp tục nghiên cứu nó và sự kiện đó sẽ trở thành có tính hàn lâm. Nếu không có được độ nổi bật thực sự và tầm ảnh hưởng lớn thì vẫn cứ mãi mãi là "đời", trôi dần đi và cuối cùng không ai nhớ đến nữa. Hầu hết những bài viết kiểu này đều chỉ dừng lại ở mức độ thông tin báo chí, trong khi đó thì wikipedia lại không phải là một tờ báo. Nó chỉ có một mục nhỏ là tin tức.
*Do đó, muốn một sự kiện ở mức "đời" trở nên có tính "hàn lâm", tính "bách khoa" thực sự thì trước hết nên đưa nó vào mục "tin tức" cái đã. Nếu trong quá trình sự kiện đó tồn tại ở mục tin tức, nó chứng tỏ có tầm ảnh hưởng thực sự thì hãy phát triển thành một bài bách khoa. Nếu không thì không nên đưa vào.
 
Tôi đồng ý với Tranvinhtan (trong một thảo luận biểu quyết tháng 9/2009) về việc độ nổi bật vẫn bao hàm cả những tiêu chí của tiêu chuẩn đưa vào chứ không phải là phủ định nó như gmột số thành viên đã nghĩ. --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 08:28, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
 
:*Tôi đưa ra những tiêu chí không phải để biện minh cho vụ Bát Nhã hay cố mà đưa nó lên wiki. Hiện chúng ta đang xây dựng một bộ tiêu chí chung cho sự kiện và bác cứ coi như tôi không ủng hộ vụ Bát Nhã lên wiki đi.
:*Bác so sánh việc đưa tin ở VN và nước ngoài là không đúng, là một wikipedian bạn phải có cái nhìn rộng hơn. Wikipedian tiếng Việt không phải là wiki về Việt Nam hay của người Việt, nó chỉ là ''kho tri thức của nhân loại được viết bằng tiếng Việt''.
:*Thì bác cứ việc viết về vụ ăn bớt tiền tết Kỷ Sửu đi, từ trước đến giờ tôi (hay ai đó) có nói là nó không nổi bật hay không có tầm ảnh hưởng đâu.
:*Trả lời Trungda, cám ơn bạn đã nhận xét. :) Bộ tiêu chí tôi đưa ra, tôi nghĩ, chỉ là cái sườn thôi, hay chỉ là một ý tưởng, dĩ nhiên nó có nhiều lỗ hổng. Tôi nghĩ rằng điều 3 đến điều 10 chỉ là ''tiêu chí xét nhanh'' và chúng phải được qui định rất chặt, để không bị hố. Tôi nghĩ trụ cột vẫn là 2 tiêu chí đầu tiên.
:**Bác nêu ra mấy vụ thăm hỏi của nguyên thủ quốc gia rất hay, thường thì chúng sẽ được đưa tin khắp nơi nhưng không nổi bật trừ [[Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon]]. Vậy thì có tăng số lượng ngôn ngữ được đưa tin lên cũng không chặt. Tôi thử sửa lại tiêu chí 2 như vầy, bác xem có được không: sự kiện đó phải được đăng trên ít nhất 10 bài báo, ở 3 ngôn ngữ khác nhau, các bài báo này phải cover được ít nhất '''3 khía cạnh''' khác nhau của chính sự kiện đó, và thời điểm các bài báo cách nhau (kéo dài) tổi thiểu 2 tháng, (tức 2 tháng sau vẫn có báo nhắc lại sự kiện như một chủ đề chính).
[[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 09:25, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Tôi nhắc đến chuyện gặp gỡ của các '''nguyên thủ nước lớn''' để mọi người cùng hiểu rằng những tin như vậy luôn được '''báo chí vài chục ngôn ngữ''' đăng tải, do đó không lấy làm tiêu chí trụ cột được. Chỉ có tiêu chí 1: ''là 1 trong các chủ đề chính của công trình /sách nào đó'' có thể coi là trụ cột.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 09:32, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Vậy ta nên tham khảo thêm ý kiến các bạn khác, nêu họ đồng ý thì có thể lấy đây làm tiêu chí cho sự kiện nổi bật. Tuy nhiên, tôi thấy đây là một tiêu chí khó, nếu nó trở thành luật thì có tể sẽ xảy ra một cuộc tàn sát các bài về sự kiện trên wiki. :D [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 19:08, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Mà Lecongvinh thấy không, bấm xem bài [[Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon]] quả nhiên '''có hẳn 1 mục ảnh hưởng từ chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ'''. Còn nghi ngờ gì nữa, một bài sự kiện muốn tồn tại trên wiki bắt buộc phải có mục "ảnh hưởng" này!--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 09:36, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
::Theo như ý kiến này của Lecongvinh: "Wikipedian tiếng Việt không phải là wiki về Việt Nam hay của người Việt, nó chỉ là ''kho tri thức của nhân loại được viết bằng tiếng Việt''" thì những sự kiện có tính thời sự nhất thời ở trong nuớc sẽ còn kém nổi bật hơn nữa khi phải so đọ với nhiều sự kiện của cả thế giới còn độ nổi bật cao hơn và tầm ảnh hưởng sâu hơn. Ví dụ: Dịch cúm A H1N1 hay Khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ... --[[Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|Двина]]-[[Thảo luận thành viên:Minh Tâm-T41-BCA|C75MT]] 09:57, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
:::Bác nói hoàn toàn chí lý. [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 19:22, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Theo ý kiến của mình, chúng ta chỉ nên xét những bài viết không có nguồn là nội bật hay không, còn những bài có nguồn gốc nên mặc nhiên xem là nổi bật.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 00:24, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Mình không hiểu lắm: có nguồn hay không thì liên quan thế nào đến nổi bật ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 10:55, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Nếu vậy thì quá dễ đó bạn hay là tôi chưa hiểu ý bạn (?) [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 19:08, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
@Lecongvinh: bạn lo ''"nếu thành luật có thể sẽ xảy ra một cuộc tàn sát các bài về sự kiện trên wiki"''? Tôi chưa xem hết các bài sự kiện, nhưng chắc chắn rằng '''những bài không xứng đáng phải bị xóa''', bởi nó không khác gì những bài rõ dài nhưng không bách khoa hoặc viết về “1 thanh niên đẹp trai học giỏi vô danh” nào đó, khác gì những thứ bị liệt vào danh sách xóa nhanh hoặc sắp xóa vì không bách khoa, vì vi phạm bản quyền…? Loại bài như thế không có gì đáng tiếc.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 06:48, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
:*Nếu vậy thì tiêu chí cho sự kiện nổi bật quá khó trong tiêu chí nổi bật cho người thì dễ hơn nhiều vì hiện nay biết bao nhiêu bài về ai đó con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai, viết chữ bự.
:*Lưu ý rằng nó cũng khác với wiki tiếng Anh, với rất nhiều sự kiện không được viết thành sách hoặc một phần trong sách.
:*Vẫn cần phải thêm tiêu chí khác, vì những sự kiện mới xảy ra mà lại rất nổi bật như [[Bão Ketsana (2009)|Bão số 9]], tôi nghĩ họ vẫn chưa viết sách kịp.
:*Theo cá nhân bạn thì [[Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam năm 2009]], [[Việc Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam năm 2005]] có nổi bật không?
[[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 12:56, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Mình cho rằng chúng ta nên mở hơn về vấn đề độ nổi bật, bởi suy cho cùng là về vấn đề nâng cấp chất lượng và số lượng của wikipedia. Nếu chúng ta chấp nhận những tất cả bài viết có nguồn tham khảo thì chúng ta có thể thoả mãn cả 2 yếu tố, miễn là nó không quảng cáo là được. Còn lại những bài viết thiếu nguồn thì mới cần thiết đặt ra mức độ chuẩn về độ nổi bật.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 03:51, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Thế hóa ra những vụ giết người ABC, vụ đánh bom XYZ,... đều xuất hiện trên wiki chỉ vì nó có nguồn tham khảo thôi à ? Lê có đọc kỹ những thảo luận ở phía trên không ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 12:31, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
Nguồn tham thảo ở đây không chỉ là 1 bài báo nói là '''Tin vắn: Iraq xảy ra đánh bom làm 10 người chết''', mà là những nguồn công bố có số liệu và nội. Chúng ta cần ở một cuốn từ điển bách khoa là nội dung. Mà nếu nội dung có thêm nguồn tham khảo thì có thể chấp nhận được. Nên phân biệt giữa có nguồn và không nguồn.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 12:54, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Bạn nhầm rồi, các sự kiện được đưa tin và có nguồn tham khảo chỉ làm cho sự kiện đó '''nổi''' nhưng không '''bật''', nếu các sự kiện có nguồn là đủ tiêu chuẩn có bài thì wiki của chúng ta khác gì một tờ báo tin tức đâu.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 13:01, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
@Trước khi chúng ta phân tích đến sự ảnh hưởng sâu rộng của các sự kiện thì chúng ta cần phải phân loại các sự kiện. Như :sự kiện văn hóa, sự kiện chính trị, sự kiện xã hội hay là sự kiện trong một nước, sự kiện quốc tế. Các sự kiện này có độ nổi bật và tầm ảnh hưởng được đánh giá là khác nhau, do vậy cần phân loại chúng. Mỗi một loại sự kiện cần có những tiêu chí khác nhau, các tiêu chí này bao gồm cả mặt lượng và mặt chất.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 13:01, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Ở đây không chỉ nói về sự kiện mà còn là các chủ đề khác, chúng ta không đưa tin, nhưng đưa nội dung và số liệu, ngoài ra, văn phong giữa bài viết bách khoa và một bài báo là khác nhau.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:06, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Bạn thân mến, ở đây chúng ta đang bàn đến ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện và đang xem xét xem ảnh hưởng như thế nào là đủ sâu rộng để có bài ở đây, tránh hiện tượng viết bài tràn lan. Hiện nay trong nước và trên thế giới có rất nhiều hiện tượng diễn ra và không phải cái nào chúng ta cũng cho vào, chúng ta cần chọn lọc.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 13:16, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:::Những thứ đó chắc chắn không thể có nhiều nguồn được, vì các báo thường lấy nguồn của nhau. Vả lại, nếu một sự kiện có thông tin chi tiết (như ngày giờ ,địa điểm, toạ độ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, hậu quả, sự kiện kèm theo...) cũng đáng để giữ lắm chứ--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:24, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Tôi buộc phải nhấn mạnh: có nhiều chi tiết nhưng '''không có ảnh hưởng gì lớn thì giữ lại làm gì'''. Chúng ta có thể tạo bài "danh sách các sự kiện ABC" mà phỏng ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:29, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Nhưng những tiêu chuẩn mà Lê yêu cầu không đủ để phân biệt giữa một bài bách khoa với một bài tin tức. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:12, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Vâng, chúng ta có thể xem xét lượng chú thích là 3/4 đối với bài ngắn và 1/3 đối với bài dài. Và nội dung không mang tính tường thuật. Mình nghĩ giữa một bài báo tường thuật và một bài viết bách khoa chúng ta có thể phân biệt được.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:30, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Một lần nữa phiền Lê xem lại những thảo luận ở phía trên và Lê sẽ thấy rằng "nhiều chú thích", "nhiều nguồn" tự mình nó không thể xác định được sự kiện có ảnh hưởng gì lớn hay không. Và mình hỏi thật, một sự kiện có ảnh hưởng không lớn thì đứng thành bài riêng để làm gì ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:24, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Một bài viết với nội dung và các số liệu sẽ mang lại kiến thức cho người đọc, đó là thứ mà một từ điển bách khoa nhắm đến. Vả lại, ảnh hưởng cũng chỉ là một phần của thông tin thôi.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:30, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đây là wikipedia, không phải wikinews, không phải cái gì cũng tọng vào. Sự kiện không có ảnh hưởng gì lớn đưa lên bài riêng làm gì chứ ? Lê có từng biểu quyết những sự kiện "có nhiều nguồn" nhưng xét lại chỉ là 1 vụ án giật gân, không có ảnh hưởng gì lớn chưa ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:33, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Đến lúc này dường như Lê chưa hiểu nội dung của phần thảo luận này, bạn có định đưa sự kiện [http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA14B8B/|này] vào wiki không? Nó có nguồn đó bạn.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 13:34, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Xin copy lại thảo luận của Minh Tâm cho Lê xem thử: ''Tôi thấy có thành viên đã phải hỏi: Wiki có phải là cái cột điện không? Ý nguời hỏi muốn nói rằng cái cột điện là chỗ để treo, dán quảng cáo và viết những thứ nay hot mai col. Tài nguyên thì không tốn bao nhiêu nhưng rõ ràng, những bài kiểu này làm cho wiki giảm giá trị và bị người coi chỉ còn là một tờ tạp chí trên mạng, tính bách khoa và tính hàn lâm giảm thiểu và mất dần. Người ta đến tra cứu wiki để tìn thấy những thông tin khoa học, chính xác, tin cậy được chứ không phải để xem một bài viết "nói xuôi cũng đuợc, nói ngược cũng xong"''. Hy vọng Lê đã hiểu được nội dung phần thảo luận này và không làm nó loãng hay đi lạc nữa, chúng ta đang ở giai đoạn "đặt ra tiêu chuẩn thế nào", đừng quay về giai đoạn "có nên đặt ra tiêu chuẩn hay không". [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:36, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Mình đã nói, nếu nhiều nguồn mà chỉ tường thuật thì tất nhiên sẽ không đủ, và chúng ta cần thông tin, đặc biệt là số liệu, ảnh hưởng nếu trong một nguồn tin cậy sẽ có thể nêu ra. Mà mọi người cứ tranh nhau nói, sao mình nói được--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:38, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
P/S: Nếu có nguồn như ý mình, thì đó không phải giảm tính hàn lâm và giá trị của wiki, mà xét về nguồn thì đấy vẫn là đặt ra tiêu chuẩn như thế nào mà.--'''<font color=red>[[Thành viên:Magicknight94|Lê]]</font>''' ''<sub>'''<font color=#FA8072>[[thảo luận Thành viên:Magicknight94|nói chuyện]]</font>'''(<span class="plainlinks">[http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Magicknight94&action=edit&section=new +]</span>)-[[Special:Đóng góp/Magicknight94|đóng góp]]</sub>'' 13:41, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
:'''đặc biệt là số liệu, ảnh hưởng nếu trong một nguồn tin cậy sẽ có thể nêu ra''' cái quan trọng nhất là ở đó. Ở đây ý chúng tôi muốn nói: ít nhất thì người muốn giữ/tạo bài phải nêu ra được một thông tin '''xác thực''' và '''thuyết phục''' để nói rằng sự kiện này có ảnh hưởng lớn. Ít nhất là vậy đã; cao hơn nữa là cần phải đặt chuẩn "bao nhiêu, thế nào là đủ".
:Và xin nhấn mạnh 1 lần nữa, '''một sự kiện không có ảnh hưởng lớn''' thì không nên và không thể lên wikipedia, thứ hai là "được nhiều nguồn đăng tin" tự bản thân nó không nói được sự kiện có ảnh hưởng gì lớn không. Wikipedia là nơi đăng bài bách khoa chứ không đăng sự kiện "nay nóng mai nguội ngắt", nó không phải là wikinews hay tờ báo đăng tin, đừng dễ dãi với các loại tin tức như vậy. Và lại phiên Lê đọc từ đầu đến cuối các thảo luận ở phần này để nhận thấy rằng những gì Lê đưa ra không đơn giản là giải quyết được vấn đề đâu. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:48, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
::Hai vụ rắc rối ngoài khơi (mà Lecongvinh nêu) giữa VN và TQ khiến cho ''cơ quan cấp nhà nước 2 bên vào cuộc'', như vậy chẳng nói cũng rõ đó chính là ảnh hưởng từ ''sự kiện bắt người và gây chết người ngoài biển năm 2005, 2009''. Chẳng qua tác giả các bài viết này không đặt hẳn thành mục mang tên "Ảnh hưởng" (mà viết thành "phản ứng..." mà thôi.
::Điều kiện của sự kiện tồn tại được tại wiki, thiết nghĩ không phải là ''"có nhiều nguồn tin báo chí tin cậy đăng"'' (vì nó đang '''bị lạm dụng''' quá nhiều) mà cần phải thêm mấy chữ là '''"có nhiều nguồn báo chí tin cậy xác nhận ảnh hưởng từ nó"'''.
::"Thượng đế cũng có lúc nhầm nhưng không phải ai nhầm cũng là thượng đế". '''Sự kiện đáng lên wiki thường được báo chí đăng nhiều nhưng không phải sự kiện nào được báo chí đăng nhiều cũng đáng lên wiki.''' Rõ ràng là cần có sự phân biệt rạch ròi để tránh việc nhiều người vì mình nhầm lẫn cũng nhận là "giống Thượng đế". --[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 13:32, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:::Bài TQ bắt ngư dân VN tôi khởi tạo chứ đâu, dĩ nhiên tôi cho nó nổi bật, không cần phải phân bua.
:::Trên đây tôi thảo luận để cùng đưa ra tiêu chí, trên tinh thần xây dựng cao độ, nhưng có vẻ như bị người khác cho rằng mình lợi dụng để làm gì đó. Thôi, dẹp.
:::Ai muốn biết chuyện gì, xin đọc kỹ thảo luận phía trên. Dẫu sao mình đã nói hết ý. [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 13:25, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Anh Vinh bình tĩnh đã, không ai nói anh Vinh lợi dụng gì cả, ở đây Trungda nói là nhiều người lạm dụng chứ không nói là ai đâu ? [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 13:30, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Thì ý tôi là mấy bài ''ngư dân 2005 và 2009'' đều đáng '''giữ''' - bản thân nó có đề cập về tầm ảnh hưởng của sự kiện rồi - chỉ là viết dưới tên đề mục khác mà thôi. Nếu ai mang ra biểu quyết 2 bài này tôi sẽ bỏ phiếu giữ, Lecongvinh hiểu rõ ý tôi nói chứ?
:Chỉ có những sự kiện được báo đăng nhiều nhưng thiếu "ảnh hưởng" thì không khác gì ''đồ "chỉ tốt nước sơn ngoài"'' - chỉ thoạt trông đẹp mà dùng không quá vài bữa, như những bản tin giật gân nay nóng mai nguội mà Sholokhov và Minh Tâm đã nói.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 13:45, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Ai mai nóng mốt nóng thây kệ nó, sao bao nhiêu người cứ lặp tới lui hoài vậy, đang bàn tiêu chí mà, ý tôi là sách là chưa đủ phải có tiêu chí khác. Và đừng bao giờ nói với tôi là A có ảnh hưởng và B không có ảnh hưởng, gì gì đấy. Hãy khách quan và khoa học. [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 14:00, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
 
"Khách quan và khoa học" chính là '''tránh đánh đồng''' giữa sự kiện có ảnh hưởng và không ảnh hưởng gì - vì cố tình "quên" sự khác nhau này chính là việc nhận "tôi giống Thượng đế vì tôi cũng có lúc nhầm". Tôi chỉ nói với bạn về '''sự kiện có ảnh hưởng''' mới đáng tồn tại ở wiki này, Lecongvinh ạ, không bao giờ khác.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 14:09, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Chính xác, một sự kiện không có ảnh hưởng gì lớn thì không nên đứng thành bài riêng, ta có thể cho nó vào 1 bài chung. Nhưng ở đây được bao nhiêu báo đăng về nó cũng phần nào thể hiện ảnh hưởng lớn hay không đấy. Ở đây anh Lecongvinh nói đúng chỗ này: không thể chỉ dùng tiêu chuẩn "sách" mà nên kết hợp nhiều thứ với nhau. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 14:14, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
:Tôi thấy 10 tiêu chí của bạn Vinh thì có một số có thể sử dụng được, nhưng để có bài trên wiki thì ngoài thỏa mãn tiêu chí đó thì trong bài nên có một đề mục nói tầm ảnh hưởng của nó (tốt nhất là tầm ảnh hưởng của nó là từ tầm quốc gia trở lên). Bài nào thỏa mãn hai điều đó thì có thể có bài trên wiki.--[[Thành viên:Doanmanhtung.sc|DMT]] ([[Thảo luận Thành viên:Doanmanhtung.sc|thảo luận]]) 14:17, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
::Trungda nói toàn chân lý. Nên nhớ rằng '''tôi không phải là tôi của lúc trước''', tôi không ủng hộ một sự kiện không có ảnh hưởng, tôi đã nói phía trên rồi mà, có cần tôi phải nhắc lại 1000 lần không. Vật chất luôn vận động, con người luôn thay đổi. Tôi không phải là người cố chấp. Tôi đã bỏ qua quan niệm wiki đời một bên để cùng xây dựng tiêu chí. Rốt cuộc thì tiêu chí nó là cái gì? Nó là: "Tôi cho nó nổi bật vì nó có ảnh hưởng, ký tên Trungda" hả? Bạn bị lây cách nói chuyện kiểu MT từ lúc nào vậy?
::Đề nghị Sholokhov wrap up thảo luận này vì bạn là người tạo ra và hy vọng bạn có khả năng này. Kêu gọi một số thành viên kỳ cựu khác cho ý kiến. Một là nó có kết quả hay là trở về kiểu quyết như cũ. Hãy thể hiện bản lĩnh. :D [[Thành viên:Lecongvinh|Lecongvinh]] ([[Thảo luận Thành viên:Lecongvinh|thảo luận]]) 14:24, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Quay lại trang dự án “Độ nổi bật”.