Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêu Hà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:14.4108371
Dòng 21:
Về sau, Lưu Bang nghe lời khuyên của Tiêu Hà, đến [[Hán Trung]] xưng vương và phong cho Tiêu Hà làm Hán Thừa tướng. Hán Tín vốn là một người đầu quân cho Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ đã không có mắt nhìn người anh hùng, chỉ cho Hàn Tín giữ chức Lang trung. Hàn Tín bèn bỏ Sở đầu Hán. Tuy nhiên, Hàn Tín đã từng phạm pháp nên bị xử chém. [[Hạ Hầu Anh]] là quan giám trảm bấy giờ đã cứu Hàn Tín thoát trảm. Nhưng Lưu Bang bấy giờ vẫn chưa biết rõ về Hàn Tín nên chỉ cho ông giữ chức Đô uý. Hàn Tín nhiều lần đến gặp gỡ Tiêu Hà và cùng ông chuyện trò, hiểu rõ nhau. Tiêu Hà đã khuyên Lưu bang trọng dụng Hàn Tín. Ông đã 3 lần tiến cử Hàn Tín nhưng Hán vương không dùng. Hàn Tín hết sức thất vọng và bỏ ra đi, Tiêu Hà kinh hoàng vội vã đuổi theo Hàn Tín. Khi Hán vương hỏi lý do vội vã đuổi theo Hàn Tín của Tiêu Hà, ông nói "''các chư tướng mà tìm thì rất dễ nhưng nhân tài giống như Hàn Tín thì có một không hai. Nếu như đại vương yên tâm xưng vương ở Hán Trung lâu dài thì bất tất dùng Hàn Tín. Còn muốn tranh thiên hạ, ngoài Hàn Tín ra không có ai đảm nhiệm được"''. Và ông còn nói thêm "''Nếu làm tướng lĩnh thì Hàn Tín cũng không ở lại đây"''. Hán vương đã đồng ý cho Hàn Tín làm Đại tướng, Thống soái các tướng lĩnh và cho mời Hàn Tín về để bàn bạc công việc. Hàn Tín đã bày cho Hán vương sách lược bình thiên hạ: "''Dưỡng sức tại Ba Thục, ổn định tại Hán Trung sau đó tung lực lượng về Hán Trung hướng về [[hướng Đông|phía Đông]] đoạt thiên hạ"''.
 
Hán vương đã theo sách lược cụ thể của Hàn Tín mà bố trí Tiêu Hà trấn thủ Ba Thục, làm yên lòng dân buôn bán, thu thuế cũng cấp lương thực cho quân đội. Nhân lúc Hạng Vũ chỉ cholo hướng về phía Đông để thu phục [[tề (nước)|nước Tề]] không chú ý đến [[hướng Tây]], Hán vương đã cho quân đánh [[tần (nước)|nước Tần]] và nhanh chóng bình định Quan Trung. Năm thứ hai đời nhà Hán, quân Hán tiến về Đông thu đất của [[ngụy (nước)|nước Ngụy]], sau đó đến lượt vua [[hàn (nước)|nước Hàn]] đầu hàng và tiếp theo là [[tề (nước)|nước Tề]], [[triệu (nước)|nước Triệu]] theo Hán đánh Sở. Tiêu Hà khi đó đã là thừa tướng đã ra cụ thể chính sách pháp luật, xây dựng xã tắc, sửa chữa đền đài, cung điện bị hỏng, đặt quận huyện... làm cho nhà Hán có quy mô chặt chẽ của một nhà nước thời chiến. Ông cũng không quên việc bổ sung lực lượng và lương thực chi viện cho chiến tranh. Hán vương nhiều lần bị Hạng Vũ đánh, bị vây hãm, hao binh tổn tướng may có Tiêu Hà ở hậu phương bổ sung lực lượng kịp thời. Tháng 5 năm 205 TCN, quân Hán đại bại ở [[Từ Châu|Bành Thành]], Tiêu Hà đã kịp thời huy động quân lính ở Quan Trung ra tiền tuyến. Quân Hán được tiếp sức, đánh bật lại quân Sở và khiến Hạng Vũ không thể tiến sâu thêm về phía tây (đất Hán kiểm soát).
 
:''Xem thêm thông tin tại bài [[Chiến tranh Hán-Sở|Hán Sở tranh hùng]].''