Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Ireland”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 106:
 
Tiếng Ireland được mang ra ngoài đảo Ireland bởi làn sóng di cư, chủ yếu tới [[Đảo Anh]] và Bắc Mỹ, ngoài ra còn tới Úc, New Zealand và [[Argentina]]. Những cuộc di dân lớn có từ thế kỉ 17, xuất phát từ việc [[Cromwell chinh phục Ireland]] khiến nhiều người Ireland bị đưa tới [[Tây Ấn]]. Cuộc di cư tới Hoa Kỳ bắt đầu vào thế kỷ 18, và gia tăng vào những năm 1840 bởi hàng nghìn người di tản khỏi nạn đói. Cho tới tận thời điểm đó hầu hết người di cư vãn nói tiếng Ireland là chính, dù tiếng Anh dần có chỗ đứng hơn. Người nói tiếng Ireland tới Úc đầu thế kỉ 18 trong vì bị tù đày hoặc làm nghĩa vụ quân sự, và nhiều người Ireland tiếp bước họ, đặc biệt là vào thập niên 1860. New Zealand cũng nằm trong những điểm đến. Argentina là quốc gia không nói tiếng Anh duy nhất tiếp nhận lượng lớn người nhập cư từ Ireland, nhưng chỉ có khá ít người nói tiếng Ireland trong số họ.
 
Có khá ít người di cư biết đọc và viết tiếng Ireland, nhưng nhiều bản thảo tiếng Ireland được mang sang cả Úc và Mỹ. Mỹ là nơi tờ báo đầu tiên sử dụng một lượng đáng kể tiếng Ireland ra đời. Ở Úc, ngôn ngữ này cũng được dùng trong báo chí. Công cuộc phục dựng văn hóa Gaelic bắt đầu từ những năm 1890 ở Ireland cũng tìm được tiếng nói chung ở nước ngoài khi các chi nhánh của Conradh na Gaeilge được thành lập ở tất cả các quốc gia mà người bản ngữ Ireland di cư tới.
 
Sự đi xuống của tiếng Ireland ở Ireland và giảm dần tỉ lệ di cư góp phần vào sự suy yếu của nó tại nước ngoài. Mặc dù vậy một số những người có đam mê với ngôn ngữ này vẫn tiếp tục học và trau dồi tiếng tại nước sở tại vào cuối thế kỷ 20. Ngày nay nó được dạy ở các trường đại học cao đẳng ở Bắc Mỹ, Úc và châu Âu, còn người nói tiếng Ireland ở nước ngoài đóng góp vào báo chí và văn học bằng chính thứ tiếng của mình. Tại Hoa Kỳ và Canada tồn tại nhiều mạng lưới người nói tiếng Ireland;<ref>{{cite web|last=O Broin|first= Brian |title= An Analysis of the Irish-Speaking Communities of North America: Who are they, what are their opinions, and what are their needs?| publisher = Academia | url= http://wpunj.academia.edu/Brian%C3%93Broin/Talks/61329/An_Analysis_of_the_Irish-Speaking_Communities_of_North_America_Who_are_they_what_are_their_opinions_and_what_are_their_needs |accessdate=31 March 2012}}</ref> số liệu giai đoạn 2006-2008 cho thấy có 22.279 người Mỹ nói tiếng Ireland tại nhà.<ref>{{Citation | type = table | contribution = 1. Detailed Languages Spoken at Home and Ability to Speak English for the Population 5 Years and Over for the United States: 2006–2008 | year = 2010 | title = Language | contribution-url = http://www.census.gov/hhes/socdemo/language/ | publisher = Census}}</ref>
 
Tiếng Ireland là một trong những [[ngôn ngữ chính thức]] của [[Celtic League]], một tổ chức phi chính phủ khuyến khích sự tự quyết và và ủng hộ bản sắc và văn hóa Celt ở Ireland, Scotland, Wales, [[Bretagne]], [[Cornwall]] và đảo Man (gọi chung là [[các quốc gia Celt]]). Tổ chức này cũng tỏ ra đặc biệt nhấn mạnh vào các ngôn ngữ Celt bản địa. Nó được Liên hiệp quốc công nhận là một tổ chức phi chính phủ thuộc nhóm "Roster" và trực thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ. Tổ chức có chi nhánh ở mọi quốc gia Celt, ở [[Patagonia]] thuộc Argentina, ỏ [[thành phố New York]], Hoa Kỳ, và [[Luân Đôn]], Anh Quốc.
 
== Hệ thống âm vị ==