Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệu ứng lấn át (kinh tế học)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Quốc Hội → Quốc hội, Văn Phòng → Văn phòng using AWB
Dòng 36:
 
== Các dạng lấn át ==
Nếu tăng vay nợ làm tăng mức lãi suất thông qua việc tăng cầu tiền, thì khu vực tư nhân (nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất) sẽ giảm đầu tư do tỉ lệ lợi nhuận thu được thấp. Trong trường hợp này, đầu tư đã bị lấn át. Sự suy giảm của đầu tư cố định và độ nhạy cảm của lãi suất làm mất tác dụng của chính sách tăng thâm hụt ngân sách chính phủ. Hơn nữa, sự suy giảm của đầu tư cố định trong kinh doanh gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn xét theo tổng cung (ví dụ như mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng). Do đó, trường hợp tăng vay nợ có thể dẫn đến lấn át khi các chủ thể kinh doanh muốn nâng cao năng suất, tuy nhiên, vì lãi suất cao nên không thể vay để đầu tư. Jared Bernstein, nhà Kinh tế học Mỹ (2011) đã nhận định kịch bản kinh tế này “có vẻ không hợp lí trong trường hợp dư thừa năng lực sản xuất, lãi suất của Fed đạt mức 0%, và các doanh nghiệp sẽ không đầu tư do họ không thấy được lợi nhuận mang lại từ khoản đầu tư đó”. Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ, đã chỉ ra rằng, sau sự kiện suy thoái kinh tế năm 2008, vay nợ của chính phủ Mỹ tăng đến hàng trăm tỉ đô la, dẫn đến nguy cơ về lấn át khá lớn, nhưng trên thực tế lãi suất tại thời điểm đó lại giảm. Khi tổng cầu thấp, chi tiêu chính phủ sẽ tăng nhằm mở rộng thị trường cho các sản phẩm khu vực tư nhân thông qua số nhân tài khoá và qua đó tăng đầu tư cố định (thông qua hiệu ứng gia tốc).
 
Về mặt lý thuyết, có thể tránh được hiện tượng lấn át nếu chính phủ bù đắp khoản thâm hụt bằng cách in thêm tiền, nhưng việc này có thể làm tăng lạm phát.
Dòng 47:
Trong Kinh tế y tế, “lấn át” được định nghĩa là hiện tượng xảy ra khi những chương trình mới được lập ra để bù đắp cho những khoản không được đảm bảo có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy những cá nhân tổ chức tham gia bảo hiểm tư nhân chuyển sang sử dụng chương trình mới. Hiệu quả của việc này đã được ghi nhận, trong trường hợp mở rộng Chương trình Bảo Hiểm Sức khoẻ cho Trẻ em (SCHIP) vào cuối những năm 1990.<ref>{{Chú thích web|url = http://ideas.repec.org/p/nbr/nberwo/5082.html|title = Does Public Insurance Crowd Out Private Insurance?|author = David M. Cutler & Jonathan Gruber|date = ngày 2 tháng 2 năm 1995|publisher = Ideas.repec.org|accessdate = ngày 9 tháng 11 năm 2014}}</ref>
 
Do đó, việc thành lập các chương trình như vậy không chỉ đại diện cho những khoản không được bảo đảm trước đây, mà còn đại diện cho những người bị buộc phải chuyển đổi bảo hiểm y tế của họ từ tư nhân sang bảo hiểm công. Kết quả của việc chuyển đổi này là sự cải thiện đáng kể của các chương trình chăm sóc sức khoẻ và sự thay đổi của các chính sách liên quan. Trong các cuộc thảo luận của CHIP, những giả thiết này được cho là những thách thức đưa ra trong những dự án của Văn Phòngphòng Ngân Sách Quốc Hộihội (CBO), và được sự đồng thuận trong tất cả các cuộc họp đồng thời được cho là giả thuyết phù hợp nhất về tác động của việc tăng nguồn tài trợ cho nững chương trình này. CBO đặt giả thiết nhờ việc tăng nguồn tài trợ và thay đổi chính sách, nhiều trẻ em đã tham gia chương trình này, nhưng còn một số khác vẫn tham gia vào các chương trình bảo hiểm tư nhân. Đại đa số các trường hợp,thâm chí ở những bang có tỉ lệ tham gia của những người có tỉ lệ thu nhập gấp đôi tiêu chuẩn của hộ nghèo (khoảng $40,000 cho một hộ gia đình bốn người), không được tiếp cận với bảo hiểm y tế phù hợp cho con cái mình.<ref>[http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-hrg.012908.Kohler-testimony.pdf] {{Wayback|url = http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-hrg.012908.Kohler-testimony.pdf|date = 20090326033903}}</ref>
 
Trong trường hợp của CHIP và Medicaid, rất nhiều trẻ em đủ điều kiện tham gia mà không tham gia. Do đó, so sánh với Medicare, một chương trình bảo hiểm cho phép tự động tham gia đối với những đối tượng trên 64 tuổi, những người giám hộ trực tiếp cho trẻ em có thể được yêu cầu điền vào một mẫu đơn gồm 17 trang, đưa ra nhiều phương thức thanh toán tich hợp, cho phép có thể tham gia lại sau một năm, thậm chí còn tổ chức những đợt phỏng vấn trực tiếp để xác định điều kiện tham gia của trẻ. Những thủ tục nhằm loại trừ sự “lấn át” này có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc cho trẻ em, sự kết nối với chương trình chăm sóc y tế tại nhà và dẫn đến những tác động xấu đến sức khoẻ.<ref>[http://content.healthaffairs.org/cgi/content/full/23/3/233?maxtoshow=&HITS=10&hits=10&RESULTFORMAT] <sup class="noprint Inline-Template" contenteditable="false">&#x5B;''[[Wikipedia:Liên kết hỏng|<span title=" since November 2014">dead link</span>]]''&#x5D;</sup></ref>