Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Với Trung Quốc: clean up, replaced: → using AWB
n →‎Với phương Tây: sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 48:
Tuy nhiên, sự bành trướng của [[Châu Âu]] ở [[Đông Nam Á]] khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được [[Singapore]]. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một [[quốc gia]] đặc biệt nào. Năm 1819, [[John White]], một thương gia [[Hoa Kỳ]] tới [[Gia Định]] và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.
 
Vua Minh Mạng không có cảm tình với [[người Pháp]] như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược<ref name = "vstt432">{{harvnb|Phạm Văn Sơn|1960|p=432}}</ref>. Ngoài ra ông cũng không thích cả [[Công giáo]] của Châuchâu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các [[giáo sĩ]] nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế [[Nero]] của [[Đế quốc La Mã]] - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo.
 
Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký [[thương ước]] giữa hai [[chính phủ]], người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm [[Lãnh sự Pháp ở Việt Nam]] không được nhà vua đếm xỉa đến.