Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-72”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xóa fact
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.161.84.173 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trungda
Dòng 1:
{{cần thêm chú thích}}
{{Infobox Weapon|is_vehicle=yes | name=T-72
|image=[[Tập tin:T72 cfb borden 1.JPG|300px|T-72]]
Hàng 33 ⟶ 34:
{{Cold War tanks}}
 
'''T-72''' là xe tăng chiến đấu chủ lực của [[Liên Xô]], được sản xuất vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. Mặc dù có hình dạng rất giống [[Xe tăng T-64|T-64]], T-72 thực ra được phát triển từ [[Xe tăng T-62|T-62]] và có trang bị thêm những chi tiết kỹ thuật từ T-64.<ref name="fas">http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/t72tank.htm</ref> Mặc dù vậy, T-72 không đơn thuần là một mẫu cải tiến mà là một kiểu mới hoàn toàn và vượt trội so với người tiền nhiệm của mình.
 
T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Liên Xô những năm 1970 và là niềm tự hào của Bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết: ngay lúc nó ra đời, những mẫu tăng cùng thời như [[M60 Patton|M60A3 Patton]] và [[Leopard I]] trở thành "đồ bỏ". Tuy nhiên, thời gian "tại vị" của nó không dài. Từ cuối thập niên 1980 trở đi, các phiên bản đầu của nó đã trở nên lạc hậu so với các loại như [[T-80|T-80U]], [[M1 Abrams]], [[Leopard 2]], [[Challenger]]... Dù vậy, các phiên bản hiện đại hóa của T-72 là "T-72BM Rogatka" và [[T-90]] vẫn được đánh giá là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới.{{fact}}
 
Hiện nay, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở trên 40 quốc gia với nhiều phiên bản từ cũ tới mới, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại. Bản thân nước [[Nga]] vẫn đang sử dụng hàng ngàn xe tăng T-72 và vẫn đang nâng cấp chúng để tiếp tục phục vụ trong quân đội của mình.{{fact}}
 
T-72 tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Chechen 1 và 2, [[Chiến tranh Kosovo]], chiến tranh Vùng Vịnh.{{fact}}
 
== Thông số ==
[[Hình:RIAN archive 461453 Tank of the times of the Great Patriotic War.jpg|nhỏ|280px|Xe tăng T-72 của Nga]]
* Loại: Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT)
* Nước SX chính: Liên Xô và Nga
* Nặng:
:41 tấn với T-72
:41,5 tấn với T-72M
:44,5 tấn với T-72B
:44,5 tấn với T-72S
* Dài: 6,9m
* Rộng: 3,6m
* Cao: 2,2m
* Tổ lái: 3 người
* Giáp: Composite thế hệ 3, bao gồm thép tôi, vonfram, plastic và gốm
* Vũ khí:
* Súng chính:
:125mm loại 2A46M nòng trơn
:T-72B có thể bắn tên lưả chống tăng [[AT-11]] Svir qua nòng pháo
:1 đại liên 12,7mm trên tháp pháo loại NSV hay DKSh
:1 đại liên đồng trục 7,62mm
* Động cơ:
:V-46-6 12-cylinder diesel 780 mã lực với T-72 "Ural"
:V-84 12-cylinder diesel 840 mã lực làm mát bằng không khí với T-72B and T-72S
:V-92S2 12-cylinder diesel 1000 mã lực với T-72BM
* Sức kéo: 19,1 mã lực/tấn với T-72, 20,5 mã lực/tấn với T-72B, 24,9 mã lực/tấn với T-72BM
* Tầm hoạt động: 450&nbsp;km tới 460&nbsp;km, 600&nbsp;km tới 900&nbsp;km với bình dầu phụ tuỳ theo phiên bản
* Tốc độ: 60&nbsp;km/h trên đường nhưạ và 45&nbsp;km/h trên đường gồ ghề
 
== Hoàn cảnh ra đời ==
Chiếc [[Xe tăng T-64|T-64]] sản xuất cuối thập niên 1960 là loại tăng hiện đại nhất Liên Xô và thế giới thời đó. Tuy nhiên, chi phí sản xuất, bảo trì quá cao cùng với các trục trặc kỹ thuật ban đầu liên quan đến động cơ, xích xe tăng và pháo tăng khiến cho T-64 chỉ được sản xuất hạn chế và trang bị cho một số ít đơn vị tinh nhuệ của Hồng quân Liên Xô.{{fact}}
 
Yêu cầu lúc đó là phải chế tạo ra một mẫu tăng mới đơn giản, rẻ tiền, kinh tế, không dùng quá nhiều linh kiện kỹ thuật cao để có thể trang bị rộng rãi cho Hồng quân cùng quân đội các nước đồng minh, nhưng sức mạnh của nó phải tương đương T-64. Và thế là, "Obyekt 172" do [[Leonid Karchev]] chế tạo ra đời. Mẫu thử nghiệm "Obyekt 172M" được [[Valeri Venidikov]] hoàn thiện. Nhà máy xe tăng [[Uralvagonzavod]] đảm trách sản xuất. Sau đó vào năm 1971, nhà máy [[Chelyabinsk]] cũng lập tức đình chỉ sản xuất các mẫu [[T-54/55|T-55]] và [[Xe tăng T-62|T-62]] để tập trung vào T-72.{{fact}}
 
Thế là, trong khi T-64 chỉ được sản xuất hạn chế trong nội bộ Liên Xô, T-72 nhanh chóng trở thành loại tăng chủ lực phổ biến của Hồng quân Xô Viết và của quân đội nhiều nước trên thế giới, kể cả một số nước tư bản lớn. Nhiều nước khác cũng tham gia sản xuất T-72 hoặc các mẫu tăng giống như T-72, có nước sản xuất công khai hợp pháp, có nước sản xuất "chui". Đã có hơn 25000 xe tăng T-72 được sản xuất trên thế giới. Có điều, tiền nào của nấy, xe tăng T-64 và các hậu duệ của nó là [[T-80]], [[T-84]] có chất lượng cao hơn T-72. Tuy nhiên, các bản nâng cấp của T-72, nhất là sau năm 1985 trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều: nó đã vượt qua T-64 và đạt sức mạnh gần bằng T-80 (trong khi giá thành vẫn rẻ).{{fact}}
 
== Mô tả ==
T-72 vẫn kế tục kiểu dáng thấp bé của các dòng tăng [[T-54/55|T-55]],[[Xe tăng T-62|T-62]], [[Xe tăng T-64|T-64]] với cách bố trí bố cục quy ước. Nhìn chung về bề ngoài, T-72 giống với T-64. T-72 có 6 bánh xích chạy bọc viền cao su và 3 bánh lăn hồi chuyển. Hệ thống nhìn đêm của xạ thủ gắn bên phải súng chính. Trên tháp pháo được trang bị 1 khẩu 12,7mm NSV có bệ xoay nhưng không có hệ thống bắn tự động trong xe, ngoài ra còn 1 khẩu đại liên đồng trục 7,62mm. Ống thông hơi gắn bên trái tháp pháo. T-72 có khoang động cơ rộng hơn T-64 và bộ tản nhiệt nằm gần đuôi xe.{{fact}}
 
== Tính năng kỹ thuật ==
 
=== Tính cơ động ===
T-72 có tính cơ động cao hơn so với T-62, với động cơ V-12 Diesel có công suất lên đến 780 mã lực<ref name="fas"/>, đến năm 1985 được trang bị động cơ V-84 840 mã lực, hiện nay được trang bị động cơ 1000 mã lực giống [[T-90]]<ref name="Militarium.net"/>. Động cơ của T-72 được thiết kế rất tốt trong việc thải khói và chạy rất êm, giảm rất nhiều độ dằn xóc gây mệt mỏi cho tổ lái chứ không như ở mẫu T-62. Mặc dù có khoang động cơ lớn hơn T-64, nhưng do trọng lượng nặng hơn (41 tấn) nên T-72 được cho rằng có tốc độ gần như bằng T-64: 60&nbsp;km/h trên đường nhưạ và 45&nbsp;km/h trên đường gồ ghề. Mẫu T-72B còn được tăng cường động cơ V-12 piston làm mát bằng không khí công suất tới 840 mã lực có thể chạy bằng 3 loại nhiên liệu: Diesel, Benzen, Kerosene. 2 bình nhiên liệu phụ 200 lít có thể gắn sau đuôi xe. Mặc dù T-72 không kín nước, nó có thể gắn ống thở dùng cho việc lội nước qua nơi sâu, việc chuẩn bị lội nước mất khoảng 20 phút.<ref name="fas"/> Nếu xe tăng chết máy giữa lòng sông, nó sẽ chìm do giảm áp suất hoặc cần 6 giây để tái khởi động.{{fact}}
 
Mặc dù to hơn T-64, T-72 vẫn bị cho là "mi-nhon" hơn các xe tăng Phương Tây. T-72BM nặng nhất nhưng cũng không quá 48 tấn, còn M1 Abrams bản nhẹ nhất là 61 tấn. Một số trục đường rất nhỏ tại Liên Xô chỉ thiết kế riêng cho T-72 di chuyển, xe tăng Tây phương đi không được vì quá lớn. Tuy nhiên, để đánh đổi lấy trọng lượng nhẹ và giáp dày, khoang lái của T-72 trở nên chật hẹp tù túng, khiến cho tổ lái nhiều khi bị căng thẳng thần kinh và mau mệt mỏi.{{fact}}
 
=== Giáp trụ ===
Giáp trụ của T-72 thay đổi tùy theo phiên bản. Nhưng nhìn chung, T-72 có hệ thống giáp bảo vệ tốt hơn nhiều so với T-62 nhờ sử dụng giáp dày hơn, phẩm chất tốt hơn và thưà hưởng những đặc tính tốt từ T-64<ref name="fas"/>. Nguyên mẫu T-72 (T-72 Ural) dùng giáp thép đúc liền khối. Các mẫu sau năm 1979 (T-72A, T-72B) dùng giáp composite và trang bị thêm váy bảo vệ hông. Mặt trước của T-72A được cấu tạo bởi 3 lớp (thép, thép thủy tinh, thép). Trong đó, lớp thép ngoài và trong cùng dày 80mm và 20mm. Còn lớp thép thủy tinh (gồm hỗn hợp sứ + nhựa cây hoặc vật liệu nhựa có độ bền cao) được kẹp ở giữa dày 104&nbsp;mm. Mặt giáp trước của xe nghiêng 22 độ làm tăng thêm độ dày của vỏ và tăng khả năng chống đạn xuyên giáp. Xe tăng cấu tạo bằng vật liệu composite có khả năng chống đạn cao hơn 20-25% và trọng lượng nhẹ hơn 14-18% so với xe tăng thông thường. Ngoài ra hai bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ thân xe. Phần trong thân xe được lắp đặt tấm lót bằng nhựa thấm chì nhằm bảo vệ trong trường hợp xe trúng đạn. Phía dưới mũi xe có thể lắp đặt xẻng ủi đất. Khi xẻng thu lại sẽ trở thành một lớp giáp nữa cho đầu xe.{{fact}}
 
Các mẫu T-72 cuối thập niên 1980 trở đi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ (ERA) kiểu Kontakt-1 hoặc Kontakt-5. Giáp trước trên mẫu T-72 Ural và T-72M (phiên bản xuất khẩu của T-72) là thép đúc liền khối, dày tương đương 380mm thép cán tiêu chuẩn, có thể chống đỡ được đạn 105mm của xe tăng [[M60 Patton]] (đối thủ Mỹ cùng thời của T-72) từ khoảng cách 2.000m<ref name="fas"/> Phiên bản T-72B (phiên bản cao cấp năm 1985 và chỉ được sử dụng nội địa) thì được trang bị giáp composite và gắn thêm giáp phản ứng nổ [[Kontakt-5]], đạt độ dày tương đương 800mm thép cán tiêu chuẩn ở mặt trước tháp pháo, có thể chịu được đạn pháo 120mm của [[M1 Abrams]] (loại xe tăng chủ lực của Mỹ giai đoạn 1990-2020) ở cự ly 1.500m. {{fact}}
 
Đặc biệt, nóc xe T-72 được tăng cường đáng kể, độ dày đạt 65-70mm thép cán tiêu chuẩn (gấp đôi độ dày nóc xe của các xe phương Tây cùng thời như [[M1 Abrams]], [[Leopard 2]]...) nhằm mục đích chống lại đạn xuyên cỡ 30mm của máy bay săn tăng như [[A-10 Thunderbolt]], giúp tăng khả năng sống sót nếu gặp phải không quân địch.{{fact}}
 
Phiên bản T-72B còn được trang bị thêm thiết bị xác định tầm bắn bằng laser làm tăng khả năng bắn trúng mục tiêu di chuyển ở khoảng cách 2000m hoặc xa hơn (các phiên bản xuất khẩu như T-72M thì không có hệ thống này). Bên cạnh hệ thống phát hiện phóng xạ PAZ, T-72 còn được trang bị hệ thống chống phóng xạ (trừ các phiên bản xuất khẩu), hệ thống bảo vệ NBC (bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học, hoá học). T-72 có thiết bị tạo màn khói ngụy trang giống như các mẫu [[T-54/55|T-55]], [[Xe tăng T-62|T-62]], các ống phóng lựu đạn khói được lắp ở 2 bên hông tháp pháo.<ref name="fas"/>
 
Hàng 42 ⟶ 99:
*Đạn xuyên động năng DM33 chỉ có thể xuyên thủng mặt trước tháp pháo ở cự ly dưới 1.500 mét.
*Đạn nổ lõm cỡ 105mm DM12 chỉ có thể xuyên thủng phần hông tháp pháo, trong khi giáp trước tháp pháo thì không thể xuyên thủng.
 
Cần lưu ý là chiếc T-72 thử nghiệm chỉ là phiên bản T-72M1 dành cho xuất khẩu, có vỏ giáp mỏng hơn so với T-72A nội địa của Liên Xô và cũng không được trang bị giáp phản ứng nổ. Thử nghiệm này khiến Đức và phương Tây rất ngạc nhiên, buộc họ phải tăng tốc nghiên cứu ra các loại đạn xuyên giáp kiểu mới để có thể đánh bại T-72. Quân đội NATO cũng loại bỏ pháo 105mm bởi nó đã tỏ ra vô dụng, thay vào đó là cỡ pháo 120mm mạnh hơn.{{fact}}
 
Tuy nhiên, giống như phần lớn xe tăng Liên Xô, hòm đạn của T-72 đặt ở khoang chính và không cách biệt an toàn với tổ lái. Vì vậy, khi khoang chính bị trúng đạn, các đám cháy trong xe có thể làm hòm đạn bị nổ tung và các mảnh đạn sẽ văng vào tổ lái gây thương vong, có khi hòm đạn nổ làm cả tháp pháo bị hất tung lên không trung.{{fact}}
 
Độ dày lớp giáp của T-72 quy đổi ra lớp thép tiêu chuẩn được ghi trong bảng dưới:
Hàng 90 ⟶ 151:
 
===Hệ thống bảo vệ ===
Một số phiên bản T-72 trong thập niên 1980 đã được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động (APS - Active Protection Systems) tên gọi '''[[Drozd]]'''. Drozd là hệ thống APS cho xe tăng làm việc tin cậy và được trang bị thực tế đầu tiên trên thế giới. Hệ thống được thiết kế vào khoảng 1977-1978 bởi nhóm thiết kế do A. Shipunov của KBP dẫn đầu. Hệ thống cải tiến tốt hơn '''Drozd-M''' (1030М Дрозд) và sau đó là Drozd-2 ra đời năm 1983, sau đó hệ thống này được trang bị cho cả các xe đời cũ như [[T-54]], [[T-62]], [[T-64]]. Drozd-2 tăng cường bảo vệ 4 mặt và góc cao, bắn ra chùm đạn hình dẹt tăng chiều cao, từ đó, các Drozd-M được gọi là Drozd-1. Hệ thống gồm radar 24,5 GHz, khi phát hiện đạn chống tăng với tốc độ 70 m/s-700 m/s bắn vào xe ở cự ly 7 mét, hệ thống tự động kích hoạt đạn chùm đặt trong các ống cố định 107mm, đạn này phóng ra và phát nổ, tạo chùm mảnh văng để phá hủy quả đạn chống tăng trước khi nó kịp lao vào xe. Trong chiến tranh ở Apganistan, Drozd đã thể hiện tốt vai trò bảo vệ khi 80% số đạn [[RPG-7]] bắn về phía T-72 đã bị hệ thống này phá hủy trước khi nó kịp gây hư hại cho xe. Nhờ hệ thống này, thiệt hại của T-72 do bị du kích Afganistan phục kích được hạn chế đáng kể.{{fact}}
 
Đến đầu thập niên 1990, phiên bản hiện đại hóa T-72BU (chính là [[T-90]]) đã được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động [[ARENA-E]] (hệ thống này được phát triển để thay thế [[Drozd]]). Arena-E được thiết kế để lắp đặt trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau, có khả năng bảo vệ xe tăng trước tên lửa chống tăng, đạn chống tăng các loại với góc bảo vệ đạt tới gần 300 độ xung quanh xe (trừ hướng phía sau có bộ binh). Hệ thống gồm một radar sóng mm lắp trên nóc tháp pháo, máy tính điều khiển và 25 hộp phóng đạn đánh chặn lắp xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng bảo vệ hữu hiệu trước đạn chống tăng có tốc độ bay đạt tới 700m/giây và thời gian phản ứng là khoảng 0,07 giây. {{fact}}
 
Các phiên bản hiện đại hóa sâu của T-72 (T-72BM Rogatka và [[T-90]]) còn được trang bị hệ thống đo ngăn chặn [[quang điện tử học]] TShU-1-7 [[Shtora-1]] (tiếng Nga: Штора-1, có nghĩa là "Bức màn chắn") sản xuất bởi [[Elektromashina]]. Shtora được thiết kể để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của [[Tên lửa điều khiển chống tăng]] đang bay đến. Shtora-1 là một thiết bị gây nhiễu âm điện quang (electro-optical), khi hoạt động nó sẽ làm nhiễu quá trình điều khiển đường ngắm bán tự động (''semiautomatic command to line of sight'' - [[SACLOS]]) của hệ thống định hướng của [[tên lửa điều khiển chống tăng|tên lửa chống tăng có điều khiển]], làm nhiễu máy dò laser và máy chỉ thị mục tiêu của kẻ địch. Có thể nói Shtora-1 là một hệ thống tiêu diệt mềm hay hệ thống trả đũa. Nó hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với một hệ thống tiêu diệt cứng như Arena. Trong Triển lãm quốc phòng quốc tế (IDEX) được tổ chức tại Abu Dhabi năm 1995, hệ thống này lắp đặt vào một xe tăng trưng bày của Nga.<ref name="GST90">{{chú thích web |url=http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/t-90.htm |title=T-90 |work=globalsecurity.org}}</ref>
 
=== Vũ khí ===
T-72 được trang bị vũ khí, đạn và hệ thống điều khiển hoả lực tương tự như T-64<ref name="fas"/>. Vũ khí chính của nó là pháo nòng trơn 125 ly. Hệ thống nạp đạn tự động gắn ở sau tháp pháo làm giảm số lượng tổ lái còn 3 người. Pháo chính của T-72 nếu sử dụng đạn xuyên giáp động năng kiểu mới BM-48-2 (Svitnetz-2) có thể xuyên thủng 800mm thép cán tiêu chuẩn ở cự ly 2.000m, có khả năng chọc thủng giáp trước của M1 Abrams từ khoảng cách 1000 tới 3000 m (tùy phiên bản M1).{{fact}}
 
Các phiên bản T-72 chất lượng cao (T-72A, T-72B, T-72S, T-72BM...) còn có khả năng phóng tên lửa [[9M119 Svir]] qua nòng pháo để tiêu diệt mục tiêu từ cự ly xa 5.000 mét (trong khi cự ly hiệu quả của đạn pháo tăng thông thường chỉ khoảng 3.000 mét), cho phép T-72 tiêu diệt xe tăng địch trước khi chúng có thể bắn trả. 9M119 Svir cũng có thể tiêu diệt được trực thăng địch (nếu nó đang bay chậm và ở độ cao thấp).{{fact}}
 
Ngoài ra, T-72 có thể trang bị thêm đạn xuyên giáp BK-27 HEAT (đạn nổ mạnh chống tăng), loại đạn mới phát triển gần đây có thêm mũi 3 cạnh tăng khả năng xuyên giáp quy ước và giáp ERA. Đạn BK-29 với đầu đạn cứng dùng để đối phó với giáp cảm ứng, đạn MP nổ văng mảnh thì dùng để sát thương bộ binh. Nếu đạn BK-29 HEAT-MP được sử dụng thì nó có thể thay thế hoặc bổ sung cho loại đạn Frag-HE (hiện đang được NATO dùng). Tầm bắn tối đa của pháo là 9,1&nbsp;km, của tên lửa là 5&nbsp;km.<ref name="fas"/>
 
T-72 không dùng thiết bị nạp hiện đại (nhưng phức tạp và đắt) của T-64 và T-80 (T-72 dùng hệ thống nạp ngang, còn T-64 dùng hệ thống phát động dọc). Tốc độ nạp vẫn tốt (6,5-15 giây/viên, tùy vị trí ổ quay) nhưng độ tin cậy thấp, dễ có trục trặc nếu bảo dưỡng kém. Thiết bị tự nạp sẽ đẩy nòng súng lên cao 3 độ nhằm ấn đuôi nòng xuống để nạp đạn, nhưng không ảnh hưởng đến tầm ngắm độc lập của pháo thủ. Nói chung việc nạp đạn cũng không gây nhiều phiền hà, và vỏ đạn cũng dễ cầm hơn.{{fact}}
 
Thiết bị nhìn đêm của T-72 gắn bên phải súng chính thay vì bên trái như T-64. Tuy nhiên, ở mẫu T-72 đầu tiên, nó vẫn nằm bên trái. Thiết bị ngắm 1K13-49 có thể dùng cho hai chức năng: nhìn đêm và làm thiết bị dẫn bắn tên lưả chống tăng qua nòng. T-72 còn có thể lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu bằng nhiệt, bao gồm Agava-2 của Nga, SAGEM-produced ALIS của Pháp, thiết bị này có thể dùng để dẫn bắn tên lửa chống tăng vào ban đêm.<ref name="fas"/>
 
== Các phiên bản ==
So với nhiều đồng sự của Liên Xô, T-72 có rất rất nhiều phiên bản. Và, như đã nói, ngoài Liên Xô, một số quốc gia khác như [[Tiệp Khắc]], [[Ấn Độ]], [[Ba Lan]] và [[Nam Tư]] cũ cũng tham gia sản xuất T-72 theo kiểu riêng của mình<ref name="fas"/>, từ đó sinh ra vô số loại T-72 khác nhau.{{fact}}
 
- Năm 1994, Slovakia đã phối hợp với Pháp cải tiến phiên bản T-72M1 thành phiên bản T-72M1A và T-72M2 với hệ thống điều khiển hoả lực mới EFCS3-72, thay trọng liên phòng không 12,7mm bằng pháo 20mm hoặc 30mm.{{fact}}
 
- Israel cũng đã trang bị hệ thống dẫn đường định vị toàn cầu GPS cho xe tăng T-72, nâng công suất động cơ lên 1000 sức ngựa, có thiết bị ảnh nổi bằng la-de TKN-3B và có các súng phóng lựu đạn khói ngụy trang.{{fact}}
 
- Nga đã cung cấp cho Ấn Độ bản thiết kế nâng cấp cho loại xe tăng T-72M1 đạt tính năng hiện đại như của xe tăng T-72S.{{fact}}
 
=== Liên Xô-Nga ===
* T-72 Ural (1973): Nguyên mẫu T-72. Dùng giáp thép đơn khối và động cơ 780 mã lực.
** T-72K: Mẫu T-72 dùng cho chỉ huy. Trang bị thêm radio R-130M.
** T-72E: Mẫu T-72 dùng để xuất khẩu. Có thể trang bị thêm nòng 155mm của Anh, Pháp.
** T-72 Ural cải tiến (1980): bộ phận nhìn đêm bên phải nòng súng, bỏ thiết bị đo xa TPD-2-49 và thêm các núm cao su bảo vệ.
* T-72A (1979): Mẫu cải tiến của T-72 Ural. Hệ thống TKD-2-49 bị thay bằng hệ thống TPD-K1 dùng tia laser, thêm váy bảo vệ bánh xe, cải tiến giáp bảo vệ thùng nhiên liệu. Dùng giáp composite bảo vệ phía trước và nóc xe, về sau được trang bị thêm ở toàn tháp pháo (1986), giáp cảm ứng, giáp chắn bùn, và nội thất có thay đổi. Khả năng phòng thủ của xe tăng được tăng cường đồng thời với sự lắp ở đằng trước tháp pháo 12 thiết bị phóng của hệ thống bắn lựu đạn khói 902A “Tucha” và sử dụng hệ thống bảo vệ chống bom napal “Soda”. Thước ngắm bắn đêm chủ động được thay thế bởi thước ngắm thụ - chủ động TPN-3-49. Tầm bắn đêm với thước ngắm này và đèn chiếu hồng ngoại L-4 “Luna-4” tăng lên đến 1300 mét, trong chế độ thụ động là 500 mét. Năm 1984, T-72A có thêm lớp giáp chống radar. Các mẫu sau năm 1990 dùng động cơ V2S2 mạnh 840 mã lực. Sức mạnh hỏa lực được tăng cường bằng việc lắp pháo mới 2A46, khác với pháo D-81TM ở khả năng bắn chính xác và tuổi thọ nòng pháo cao hơn, có thể tháo lắp rất nhanh chóng trong điều kiện chiến trường mà không cần phải gỡ cả tháp pháo. T-72A có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng pháo [[AT-8 Songster]] vào ban ngày tại chỗ hoặc dừng ngắn. Tầm bắn tối đa của tên lửa có điều khiển là 4000 mét.
** T-72AK: Mẫu T-72A dành cho chỉ huy, cơ số đạn giảm còn 36 viên để lấy chỗ cho các thiết bị chỉ huy.
** T-72M: Mẫu T-72A bị cắt giảm tính năng để dành cho xuất khẩu. Giáp mỏng hơn T-72A (không có giáp composite), hỏa lực và sức cơ động tương đương T-72 Ural. Được sản xuất ở Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc.
[[File:T-72B3.jpg|thumb|right|Phiên bản cải tiến T-72B3, trang bị hệ thống điều kiển bắn kiểu mới Sosna-U.]]
* T-72B (1985): Giáp dày hơn và dùng giáp composite nhiều hơn ở nóc xe, phía trước xe và hông tháp pháo. Hệ thống điều khiển bắn 1A40-1, 9K120 cho phép bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo, pháo 2A46GM, hệ thống nhìn 1K13-49, hệ thống ổn định, động cơ V-84, gạch ERA. Hệ thống xả khói mù dời sang bên trái tháp pháo.
** T-72S: Mẫu T-72B xuất khẩu. Chỉ có 155 miếng gạch ERA, hệ thống NBC đơn giản và không có lớp chống sóng radar.
** T-72BK: Mẫu T-72 dành cho chỉ huy. Có nhiều ăng-ten và radio nằm dưới tháp pháo.
[[Tập tin:Upgraded T-72 03.jpg|nhỏ|phải|T-72 cải tiến của Nga năm 2010]]
** T-72BM (mẫu 2006): Cải tiến từ T-72B. Áp dụng nhiều công nghệ của [[T-90]]: Hệ thống điều khiển bắn mới, kính hồng ngoại, hệ thống ngụy trang "Nakidka", động cơ V2S2 1.000 mã lực, giáp cảm ứng "Relikt" thế hệ 3 (mạnh gấp đôi giáp ERA Kontakt-5). Mức giá để nâng cấp T-72 lên chuẩn T-72BM vào khoảng 800.000 USD/xe (thời giá 2009), chỉ bằng 1/3 giá một chiếc T-90 mới trong khi khả năng chiến đấu thì gần tương đương. Do ưu thế giá thành, quân đội Nga chỉ đặt mua vài trăm [[T-90]] trong khi có kế hoạch nâng cấp hàng ngàn chiếc T-72 theo phiên bản này.
** T-72BU: đó chính là [[T-90]].
** '''[[BMPT]]''': Phương tiện chiến đấu hỗ trợ tăng. BMPT được thiết kế trên cơ sở của xe tăng T-72. Xe được thiết kế để hỗ trợ và hộ tống xe tăng. Vỏ giáp gồm thép-composite-phản ứng nổ. Các thông số chính của BMPT: khối lượng chiến đấu 47 tấn, tổ lái: 5 người, động cơ diesel V-92S2 1000HP, vận tốc tối đa: 65&nbsp;km/h, hành trình 550&nbsp;km. Vũ khí gồm: 2 pháo tự động 2A42 30mm với 850 viên, súng máy PKTM 7.62mm, 2000 viên, 2 súng phóng lựu AH-17D 2x30mm, 600 viên, 4 ống phóng tên lửa 9M120 Ataka-T. Ngoài ra xe còn được bảo vệ bởi hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động{{fact}}
 
=== Ấn Độ ===
[[Tập tin:Indian Army T-72 image1.jpg|nhỏ|phải|Ajeya phiên bản MK2]]
Hàng 103 ⟶ 199:
* '''Ajeya MK1''' - Phiên bản Ấn Độ của T-72M. Giống như đối với T-90S, bên cạnh nhập khẩu các xe tăng từ Liên Xô, Ấn Độ cũng cố gắng tự chế tạo một đội ngũ T-72 cho riêng mình và đặt cái tên là Ajeya. 900 xe tăng T-72 Ajeya MK1 được chế tạo tại một nhà máy nằm tại vùng Avadi và đến năm 1993 chúng được nâng cấp lên chuẩn T-72M1 của Liên Xô cũ.<ref name="JED The Military Equipment Directory">[http://www.jedsite.info/tanks-tango/tango-numbers-su/t-72_series/t72-series.html "JED The Military Equipment Directory"]</ref>
* '''Ajeya MK2''' - Phiên bản Ấn Độ của T-72M1, còn được gọi là ''Xe tăng chiến đấu Ajeya cải tiến'' (''Combat Improved Ajeya''). Vì tập trung sức lực vào mẫu tăng thuần nội địa Arjun nên trong suốt một thời gian dài các xe tăng T-72 Ấn Độ không được nâng cấp. Tuy nhiên, sau đó kế hoạch về Arjun bị đình trệ vì quá nhiều khó khăn phát sinh và kết quả là Ấn Độ tiến hành Chiến dịch Rhino nhằm tái trang bị và nâng cấp cho 1500 xe tăng T-72M1, và các xe tăng này trở thành Ajeya MK2. Chương trình nâng cấp bao gồm việc bổ sung hệ thống điều khiển bắn/thiết bị nhìn hồng ngoại SKO-1T DRAWA-T của Ba Lan, cung cấp bởi hãng PCO/Cenzi (hệ thống này lấy từ xe tăng '''[[PT-91 Twardy]]'''); giáp phản ứng [[DRDO]]; hệ thống định hướng dành cho Tamam của [[Israel]]; Litef của [[Đức]] hay [[RDI]] của [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]; hệ thống đèn báo nguy sản xuất trong nước; radio kiểu mới chế tạo bởi Tadidran hay GES Marconi và hệ thống bảo vệ NBC cải tiến. Ajeya MK2 còn trang bị động cơ S-1000 công suất 1000 [[mã lực]] (750&nbsp;kW) chế tạo bởi hãng PZL-Wola của Ba Lan (động cơ này cũng được trang bị cho PT-91 Twardy). Nó cũng được trang bị một fire detection and suppression systems và thiết bị cảnh báo bằng laser ở hai bên tháp pháo. Các nguồn tin Ấn Độ cho rằng có khoảng 1800-2000 T-72M1 được nâng cấp toàn diện, số còn lại sẽ chỉ được nâng cấp một phần.<ref name="JED The Military Equipment Directory"/>
* '''Tank EX''' - Phiên bản thử nghiệm của Ấn Độ, kết hợp giữa tháp pháo của [[Arjun MBT|xe tăng Arjun]] với thân của T-72
 
=== Iraq ===
Dưới thời [[Saddam Hussein]], Iraq đã tự chế tạo phiên bản T-72 của mình với tên gọi [[Sư tử Babylon]], dựa theo mẫu T-72M mua được từ Đông Âu, kết hợp với một số linh kiện điện tử nhập của Trung Quốc. Phiên bản này cũng sử dụng pháo 125mm, nhưng thiếu các thiết bị nhìn đêm, máy đo xa và máy tính đường đạn. Phiên bản T-72 này được đánh giá là yếu hơn so với T-72M nguyên bản (chưa nói tới các phiên bản T-72 cao cấp dành riêng cho quân đội Liên Xô), tuy vậy nó vẫn trội hơn nếu so với những chiếc xe tăng [[M48 Patton]], [[M60]] của nước đối thủ là [[Iran]]. Theo nguồn Nga, khoảng 100 chiếc Sư tử Babylon đã được chế tạo trước khi dây chuyền chấm dứt hoạt động do Iraq bị cấm vận vũ khí.{{fact}}
 
Đầu thập niên 2010, theo Nhật báo tin tức quốc phòng Mĩ đưa tin, Iraq đang lên kế hoạch cải tiến hơn 2.000 xe tăng T-72 vừa mua từ các nước Đông Âu. Tập đoàn Defense Solutions of Exton, Pa của Mĩ sẽ đảm nhận việc tháo khung và tiến hành lắp đặt các thiết bị mới cho số xe tăng này. Tim Ringgold - Tổng giám đốc Defense Solutions of Exton, Pa nói: "Chúng tôi sẽ tiếp nhận tất cả những chiếc xe tăng theo hợp đồng sau đó sẽ tháo toàn bị "nội thất" bên trong và thay thế chúng bằng những trang bị hiện đại. Sau khi hoàn thành số tăng chiến trường có từ thời kỳ Liên Xô này sẽ có khả năng chiến đấu trong cả điều kiện ban đêm và ban ngày" – Ông Tim Ringgold nói thêm.{{fact}}
 
Tổng giám đốc Defense Solutions of Exton, Pa cho biết ông hy vọng sẽ nhận được hợp đồng yêu cầu chính thức từ phía các quan chức của chính quyền Iraq về thương vụ quy mô lớn này trong tuần tới. Phiên bản xe tăng T-72 mới này sẽ là đối thủ đầy hứa hẹn với T-72BM của Quân đội Nga.{{fact}}
 
=== Pakistan ===
 
Al-Khalid là sản phẩm hợp tác giữa Pakistan và Trung Quốc. Nó cũng có cơ chế nạp đạn tự động. Trang bị giáp liên hợp và phản ứng nổ. Hệ thống ngắm bắn có nguồn gốc phương Tây, hoàn toàn vi tính hóa. Al Khalid có bộ nguồn phụ trợ, cung cấp điện khi động cơ không hoạt động. Nó có hệ thống cảnh báo laser tiên tiến.{{fact}}
 
Al Khalid cũng được trang bị pháo 125mm, cơ số đạn 39 viên. Thân và tháp pháo đều dùng hàn, không sử dụng đinh rivet. Xe được bảo vệ khỏi phóng xạ và sinh hóa, cùng với hệ thống dập lửa. Ngoài ra, nó có hệ thống bảo vệ chủ động bằng laser, dùng tia laser để làm 'lóa' cảm biến nhiệt của tên lửa, cũng như làm tổn thương mắt của đối phương nếu chiếu vào thiết bị quang học. Khung gầm của nó cũng gần như giống với T-72. Động cơ Diesel 1200 mã lực.{{fact}}
 
Xe nặng 48 tấn, tổ lái 3 người, tốc độ tối đa 65&nbsp;km/h, tầm hoạt động 450–600&nbsp;km. Vượt dốc 40%, chướng ngại vật cao 0.8m, hào rộng 3m, lội nước 1.2m, 5m nếu có trang bị ống thông khí.
Hợp đồng mua thiết bị xe tăng do Islamabad ký với Ukraina có tổng trị giá 100 triệu USD. Theo đó, Pakistan sẽ nhập 285 động cơ và hệ thống truyền động để nâng cấp các xe tăng al-Khalid hiện thời, trong khoảng thời gian 3 năm. Xe tăng al-Khalid được Trung Quốc và Ukraina hợp tác sản xuất và bán cho quân đội Pakistan. Theo hãng tin ITAR-TASS, loại động cơ mới trên có công suất 1.200 mã lực. Nó sẽ cho phép al-Khalid di chuyển với vận tốc tối đa 65&nbsp;km/h. Trong khi đó, Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc phòng Ukraina Valentin Badrak tiết lộ, nước ông chỉ cung cấp máy móc và thùng chứa nhiên liệu cho xe tăng al-Khalid của Pakistan. Ông cũng khẳng định hợp đồng này không hề làm thay đổi cán cân quân sự hiện nay tại khu vực Nam Á. Giữa những năm 1990, Ukraina đã bán 320 xe tăng T-80UD ([[T-84]]), do Liên Xô cũ thiết kế, cho Islamabad. Hành động đó khiến Ấn Độ phải xem xét việc mua xe tăng T-90 của Nga để lấy lại cân bằng quân sự.{{fact}}
 
=== Trung Quốc ===
 
Type-96 là loại cuối cùng trong chương trình xe tăng thế hệ hai của TQ. Phiên bản thử nghiệm mang tên Type-85. Xe được trang bị pháo nòng trơn 125mm, cơ chế nạp đạn tự động, cả 2 đều copy từ T-72 của Nga. Tốc độ bắn tối đa 8 viên/phút, tổng số đạn 41 viên. Nó có khả năng phóng tên lửa chống tăng từ nòng súng, ví dụ như AT-11 của Nga mà TQ có bản quyền để sản xuất, nhưng chỉ dùng được khi xe tăng đứng yên, có 1 súng máy PK 12,7mm và 1 súng máy đồng trục 7,62mm. Nặng 42,5 tấn. Type-96 bắt đầu được đưa vào trong biên chế từ năm 1997, khoảng 1.500-2.000 chiếc đã được sản xuất. Nó có thể dùng để chống trực thăng. Tầm bắn 4–5&nbsp;km. Các thông số về khả năng cơ động gần giống Al-Khalid.{{fact}}
 
== Lịch sử chiến đấu ==
[[Tập tin:New iraqi army tank.jpg|nhỏ|phải|T-72M Iraq năm 2006]]
[[Tập tin:T72 MBT.jpg|nhỏ|Một chiếc T-72 bị phá hủy.]]
* [[Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Ấn Độ]] tại [[Sri Lanka]]
* Iraq: [[Chiến tranh Iran-Iraq]] (1980-1988), [[Chiến tranh vùng Vịnh]] (1990-1991) và [[Chiến tranh Iraq]] (2003-nay
* Syria: [[Chiến tranh Liban 1982]]
* Liên Xô: [[Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)|Afghanistan]]
* Armenia, Azerbaidjan: [[Chiến tranh Nagorno-Karabakh]] (1992-1994)
* Nga: [[Chechnya]] ([[Chiến tranh Chechen lần thứ nhất]]: 1994-1996, [[Chiến tranh Chechen lần thứ hai]]: 1999-2002), Chiến tranh Nam Ossetia 2008
* Nam Tư: [[Chiến tranh Nam Tư]] (1991–1995)
* Nam Tư: [[Chiến tranh Kosovo]] (1997-1999)
* Nam Tư: [[Xung đột Thung lũng Preševo]] (2000 - 2001)
* Macedonia: [[Xung đột Macedonia 2001]] (Tháng 2 - Tháng 8 2001)
 
Lần đầu tiên T-72 được sử dụng trong chiến trận vào năm 1982 để chống lại cuộc xâm chiếm quân sự của Israel vào [[Lebanon]]. Quân đội Syria đã bố trí khoảng 250 xe tăng T-72A. Đây là trường hợp ngoại lệ khi Liên Xô ưu ái xuất khẩu T-72A cho Syria, bởi ngay cả các nước trong Khối hiệp ước Warsaw khi đó cũng chỉ được mua những chiếc T-72M1, một phiên bản “hạ cấp” của T-72A. Tại Syria, những chiếc tăng này được biết đến là loại T-82, trong đó 82 thể hiện năm nhận hàng.{{fact}}
 
Tuy không được trang bị những vũ khí đi kèm tốt nhất (Liên Xô không cung cấp cho Syri loại đạn xuyên giáp kiểu mới, tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo [[AT-11 Sniper]] và hệ thống bảo vệ [[Drozd]]), các xe tăng T-72A của Syria vẫn chứng minh sự vượt trội của mình trước kỹ thuật thiết giáp của đối phương (gồm chủ yếu là các loại [[M48 Patton]] và [[M60]] của Mỹ). Sự thể hiện nằm ở khả năng cơ động lớn, sự phòng thủ cao và hỏa lực mạnh của các xe tăng này. Pháo 105mm trên xe M60 và Merkava, loại pháo tăng chủ yếu của phương Tây thời điểm đó, đã không thể xuyên được giáp trước của T-72A kể cả từ cự ly gần. Trên các tấm giáp đầu của một vài T-72 đã đếm được khoảng 10 vết lõm từ đạn xuyên giáp của địch. Mặc dù vậy, các xe tăng đã duy trì được khả năng chiến đấu và không bị loại khỏi vòng chiến. Trong cùng thời điểm đó, đạn pháo 125mm trên T-72 đủ khả năng bắn thủng đầu xe tăng địch ở tầm xa 2000 mét. Theo lời từ một sĩ quan Liên Xô làm cố vấn trong quân đội Syria, sau khi trúng đạn D-81TM từ cự ly khoảng 1.200 mét, tháp pháo của xe tăng Israel đã bị vỡ tung từ đốc pháo. Theo tài liệu của Syria, các xe T-72 của họ đã tiêu diệt hàng chục xe tăng địch mà không chịu tổn thất nào (11 xe T-72 bị mất trong cuộc chiến đều là do bị bộ binh Israel trang bị tên lửa chống tăng [[TOW]] phục kích bắn vào nóc xe)<ref>V.Ilin và M.Nikolski. "Liban-82. Israel có chiến thắng hay không?" Số 1 tạp chí Vũ khí và kỹ thuật năm 1997</ref>
 
Năm 1988, T-72 tiếp tục tham gia trong [[Chiến tranh Iran-Iraq]]. Bộ chỉ huy quân đội Iraq đã quyết định tấn công mạnh trong khu vực bán đảo Fao. Quân Iraq tiến hành mũi công kích chính vào phía tây cửa sông Shatt – al – Arab với mục đích giải tỏa đường thủy tới bến cảng Basra. Chỉ huy quân đội Iraq đã quyết định tấn công trong thời gian 4-5 ngày. Các hoạt động chiến sự diễn bắt đầu vào buổi sáng 17 tháng 4 năm 1988 bằng cuộc tấn công theo hai hướng với sự tham gia của 200.000 quân. Hướng tấn công chính bằng lực lượng xe tăng Vệ binh cộng hòa trang bị các xe tăng T-72 và T-72M, từ tuyến Al Zubari – Umm Kasr tới đông nam. Buổi sáng, cuộc tấn công quy mô lớn của xe tăng bắt đầu, dẫn đầu là T-72, đã khai hỏa với cường độ cao và dội bão đạn vào đối phương. Đối thủ duy nhất của T-72 khi đó chỉ có thể là xe tăng chủ lực "[[Chieftain]]" được trang bị pháo nòng rãnh xoắn 120mm. Cuộc đối đầu giữa T-72 và "Chieftain"đã dẫn đến thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. [[M60]], [[M48 Patton]] và các xe tăng khác của Iran không phải là nguy cơ đe dọa đối với T-72M – giáp đầu xe chịu được sức công phá của pháo tăng 105mm trên 2 loại xe này. Trong điều kiện vượt trội gần như hoàn toàn về xe tăng, quân đội Iraq đã chiến thắng sau 32 giờ.{{fact}}
Trong thời gian chiến dịch "Bão táp sa mạc" năm 1991, T-72M có mặt trong quân đội Iraq chống lại liên quân do Mỹ chỉ huy. Lực lượng T-72M khá đông đảo của [[Iraq]] (500 chiếc) đã bị xe tăng M1 Abrams và trực thăng [[AH-64 Apache]] của Mĩ đánh thiệt hại nặng (mặc dù nguyên do chủ yếu là sự yếu kém của binh lính Iraq và các mẫu T-72M của Iraq là phiên bản xuất khẩu đã bị cắt giảm tính năng). Một loạt các thông số kỹ thuật quan trọng của T-72M phần nào đó so sánh được với M1 và M1IP – vẫn còn được trang bị pháo chính 105mm, nhưng với M1A1HA (phiên bản tăng cường giáp và trang bị pháo 120mm mới nhất của phương Tây), T-72M không có chỉ số kỹ thuật so sánh được. Các biến thể sau cùng của M1 Abrams được bảo vệ trong thiết kế giáp đầu xe tốt, có các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng mạnh với lõi đạn bằng uranium nghèo, các khí tài quan sát, thông tin liên lạc hiện đại, đồng thời hệ thống điều khiển vũ khí được tăng cường khả năng tự động hóa. Trong khi đó, các xe tăng T-72M của Iraq là phiên bản xuất khẩu bị cắt giảm tính năng, nó thua kém hoàn toàn cả về hỏa lực và vỏ giáp so với các phiên bản T-72S và T-72B của quân đội Liên Xô (ví dụ: T-72M của Iraq vẫn sử dụng loại đạn xuyên giáp cũ 3BM9 vốn đã bị Liên Xô loại bỏ từ năm 1973, sức xuyên phá của loại đạn này chỉ bằng một nửa so với đạn 3BM42 kiểu mới của T-72B Liên Xô<ref>http://fofanov.armor.kiev.ua/Tanks/ARM/apfsds/ammo.html</ref>
 
Trong thời gian chiến dịch "Bão táp sa mạc" năm 1991, T-72M có mặt trong quân đội Iraq chống lại liên quân do Mỹ chỉ huy. Lực lượng T-72M khá đông đảo của [[Iraq]] (500 chiếc) đã bị xe tăng M1 Abrams và trực thăng [[AH-64 Apache]] của Mĩ đánh thiệt hại nặng (mặc dù nguyên do chủ yếu là sự yếu kém của binh lính Iraq và các mẫu T-72M của Iraq là phiên bản xuất khẩu đã bị cắt giảm tính năng). Một loạt các thông số kỹ thuật quan trọng của T-72M phần nào đó so sánh được với M1 và M1IP – vẫn còn được trang bị pháo chính 105mm, nhưng với M1A1HA (phiên bản tăng cường giáp và trang bị pháo 120mm mới nhất của phương Tây), T-72M không có chỉ số kỹ thuật so sánh được. Các biến thể sau cùng của M1 Abrams được bảo vệ trong thiết kế giáp đầu xe tốt, có các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng mạnh với lõi đạn bằng uranium nghèo, các khí tài quan sát, thông tin liên lạc hiện đại, đồng thời hệ thống điều khiển vũ khí được tăng cường khả năng tự động hóa. Trong khi đó, các xe tăng T-72M của Iraq là phiên bản xuất khẩu bị cắt giảm tính năng, nó thua kém hoàn toàn cả về hỏa lực và vỏ giáp so với các phiên bản T-72S và T-72B của quân đội Liên Xô (ví dụ: T-72M của Iraq vẫn sử dụng loại đạn xuyên giáp cũ 3BM9 vốn đã bị Liên Xô loại bỏ từ năm 1973, sức xuyên phá của loại đạn này chỉ bằng một nửa so với đạn 3BM42 kiểu mới của T-72B Liên Xô<ref>http://fofanov.armor.kiev.ua/Tanks/ARM/apfsds/ammo.html</ref>, giáp trước của T-72M cũng chỉ dày bằng 1/2 so với T-72B có trang bị ERA). Cùng với đó, phần lớn thiệt hại của phía Iraq gặp phải là từ không kích.{{fact}}
 
Trong [[Chiến tranh Chechen lần thứ nhất]], T-72 của quân đội Nga không gặp phải đối thủ thiết giáp đáng kể, phần lớn nguy hiểm mà chúng gặp phải là từ vũ khí chống tăng của bộ binh. Việc sử dụng các xe tăng chưa chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu (không có [[giáp phản ứng nổ]], không chuẩn bị vũ khí…), các phân đội không được huấn luyện không có sự phối hợp giữa lính tăng và lính bộ binh cơ giới trong điều kiện chiến tranh đường phố chống lại các chiến binh Checchen được chuẩn bị tốt, trang bị số lượng lớn các khí tài chống tăng đã dẫn đến thiệt hại đáng kể. Mỗi xe tăng trong quá trình chiến đấu ở đường phố ở Grozny đã bị trúng 6 – 7 phát đạn từ súng hoặc [[tên lửa chống tăng]]. Khi đó, hỏa lực gần như được đặt sẵn cũng như được ngắm sẵn vào những chỗ dễ bị tổn thương nhất của xe tăng như thành, đuôi xe, nóc buồng động lực và phía sau tháp pháo. Mặc dù vậy, trong số ít trường hợp, sự khéo léo trong hoạt động của kíp xe cho phép mang tới kết quả tốt. Ví dụ như trong tháng 1 năm 1995, xe tăng T-72B từ lữ đoàn bộ binh cơ giới 131 ("Maikopsky") đã bị tấn công đồng thời từ một số tổ súng phóng lựu [[RPG-7]]. Bằng sự cơ động khéo léo, chiếc T-72 cuối cùng đã tiêu diệt được các chiến binh và rời khỏi trận địa an toàn. Trên thân xe và tháp pháo sau đó đếm được bị trúng 7 phát đạn, nhưng không có phát đạn nào xuyên qua giáp. Năm 1995, một xe T-72 đã bị trúng liền 4 tên lửa [[AT-4]]. Mặc dù vậy, các tên lửa chống tăng chỉ làm nổ các phần tử giáp phản ứng nổ, kíp xe và xe tăng vẫn duy trì được khả năng chiến đấu và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.{{fact}}
 
Trong [[chiến tranh Checchen lần thứ hai]], thiệt hại về tăng thiết giáp của Quân đội Nga ít hơn đáng kể so với lần thứ nhất. Đã có số lượng lớn các sĩ quan có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, sự huấn luyện các kíp xe và tổ chức phối hợp chính xác cùng toàn bộ sự đảm bảo của mọi bên trong các hoạt động chiến đấu. Ví dụ như đại đội tăng thuộc lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 205 trong khi giải phóng khu vực Ctaropromưlov thuộc Grozny tháng 12 năm 1999 đến tháng 1 năm 2000. Ví dụ như ở Grozny, hỏa lực địch chỉ làm bị thương một xe tăng của đại đội này và chỉ trong thời gian ngắn nhất nó đã được đưa đến phân đội sửa chữa của lữ đoàn, không ai trong kíp xe bị thương vong. Khoảng thời kỳ từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 8 năm 2000, đại đội T-72 này không thiệt hại bất kỳ một người hay một chiếc xe tăng nào.{{fact}}
 
== Các quốc gia sử dụng ==