Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương quý phi (Tống Nhân Tông)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox royalty|majesty|consortq | name = Trương Quý phi | native name = 張貴妃 | image = | succession = Hoàng hậu nhà Tống | reign = (Truy…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:11, ngày 9 tháng 4 năm 2016

Ôn Thành hoàng hậu (chữ Hán: 溫成皇后; 1024 - 1054), hay thường gọi Trương Quý phi (張貴妃), là phi tần của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, vị Hoàng đế thứ 4 của Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Trong số các hậu phi, bà là người được Nhân Tông sủng ái bậc nhất, vượt xa bổn phận phi tần, lấn át cả Hoàng hậu. Vì ý sủng sinh kiêu, Trương quý phi phóng túng quyền hành, can thiệp triều chánh, nhận không ít lời phê bình của người đời và sử gia.

Trương Quý phi
張貴妃
Hoàng hậu nhà Tống
Tại vị(Truy phong)
Thông tin chung
Sinh1024
Vĩnh An, Hà Nam
Mất1054
Khai Phong
Phối ngẫuTống Nhân Tông
Hậu duệĐặng quốc công chúa
Trấn quốc công chúa
Đường quốc công chúa
Thụy hiệu
Ôn Thành hoàng hậu
溫成皇后
Tước hiệuThanh Hà quận quân (清河郡君)
Tài nhân (才人)
Tu viên (修媛)
Quý phi (貴妃)
Hoàng hậu (truy phong)
Hoàng tộcNhà Tống
Thân phụTrương Nghiêu Phong
Thân mẫuTào phu nhân

Đương thời, bà chưa từng là Hoàng hậu, và cũng không sinh ra một Hoàng đế kế vị nào. Thế nhưng, sau khi bà qua đời, do Nhân Tông quá tiếc thương bà mà ban thụy hiệu Hoàng hậu cho bà, làm lễ an táng theo đúng nghi thức Hoàng hậu.

Tiểu sử

Trương thị sanh ra ở Vĩnh An, Hà Nam (nay là ở Củng huyện, Hà Nam), xuất thân tại một gia đình trung lưu, hậu duệ của Ngô Việt. Cha bà là Tiến sĩ Trương Nghiêu Phong (張堯封), mất sớm, mẹ bà là Tào thị bèn đem bà đến nương nhờ người chú lớn là Trương Nghiêu Tá (張堯佐) nhưng bị cự tuyệt. Cuối cùng, Tào thị cùng con gái nhỏ vào làm ca kĩ trong phủ của Tề quốc đại trưởng công chúa (荆国大长公主), con gái của Tống Thái Tông.

Năm lên 8 tuổi, Trương thị được Trưởng công chúa đưa vào cung học tập, do cung nữ Cổ thị chỉ bảo. Ở trong cung, Trương thị học phép tắc lễ nghi, dần dần có phong thái của mỹ nhân, dung mạo khuynh nước khuynh thành.

Vào một buổi yến tiệc, Trương thị mỹ mạo được Tống Nhân Tông phát hiện, bèn say đắm sủng ái. Trương thị không chỉ xinh đẹp xuất chúng, mà đa tài đa nghệ, năng ca thiện vũ, lại biết dùng lời nói ngon ngọt nắm được tâm tư của Nhân Tông. Khánh Lịch nguyên niên (1041), Trương thị được sách phong làm Thanh Hà quận quân (清河郡君), không lâu sau lại thăng lên làm Tài nhân (才人) rồi Tu viên (修媛). Trương thị hoài thai sinh hạ có 3 Hoàng nữ: Đặng quốc công chúa (鄧國公主), Trấn quốc công chúa (鎮國公主) và Đường quốc công chúa (唐國公主) nhưng đều chết non. Tống Huy Tông về sau truy tặng cả 3 vị Công chúa tôn vị Đế cơ (帝姬).

Khánh Lịch năm thứ 3 (1043), khi Trấn quốc công chúa chết non, Trương tu viên xót thương tự trách mình, xin bị giáng làm Mỹ nhân (美人). Nhưng đến năm thứ 8, ngày 11 tháng 10, Nhân Tông ra chỉ tấn phong Trương mỹ nhân làm Quý phi. Trong một thời gian ngắn nhập cung, Trương thị đã có danh vị Quý phi tôn quý, cận ư Hoàng hậu. Trở thành Quý phi, Trương thị dần có toan tính cho bản thân, củng cố địa vị.

Đắc sủng sinh kiêu

Do được sủng ái, Trương Quý phi tìm cách thăng tiến cho chú của mình là Trương Nghiêu Tá, khiến Nhân Tông dần phong cho ông ta những chức vụ rất quan trọng dù không có tài cán gì, điều này khiến nhiều quan viên trong triều phản đối. Trước tình hình đó, Tri gián viện Bao Chửng viết sớ tâu lên phản đối, khiến các quan viên cũng ùn ùn kéo theo. Tuy nhiên, chức vụ của Nghiêu Tá không những không bị giáng, mà tiếp tục thăng tiến dưới sự chống lưng của Hoàng đế. Thấy tình hình không suy chuyển, Bao Chửng tiếp tục tố cáo Trương Nghiêu Tá trong suốt 3 ngày liền, thậm chí còn lớn tiếng gọi quốc trượng là loại "rác rưởi, quỷ quyệt".

Không thấy động tĩnh, ông tiếp tục tố cáo. Nhân Tông vì vô cùng bực tức, tiếp tục phong Nghiêu Tá lên làm Tuyên huy sứ (宣徽使). Bao Chửng khi đó không nhịn được nữa, yêu cầu mở một cuộc biện luận ngay trong cung triều, trực tiếp lý luận với Hoàng đế. Khi cuộc tranh luận lên đến cao trào, Bao Chửng kích động, đứng trước mặt Nhân Tông phẫn nộ, nói thao thao bất tuyệt, đến mức nước bọt bắn cả vào mặt Hoàng đế.

Nhân Tông khó xử, nhẫn nại đưa vạt áo lên lau. Sau khi về cung, Trương quý phi ở ngoài cửa cung rào đón sẵng, Nhân Tông bực tức hỏi Trương quý phi và xả cơn bực tức: "Bao Chửng tranh luận, nhổ thẳng nước bọt vào mặt ta, nàng chỉ lo đến cái chức tuyên huy sử, tuyên huy sử, lẽ nào nàng không biết đến ngự sử Bao Chửng?". Do đó, sự việc mới bèn thôi. Từ đó, Nhân Tông không thuận theo ý Quý phi mà gia ân quá cao cho người nhà nữa.

Sau sự kiện đó, Nhân Tông vẫn rất sủng ái Trương quý phi, không hề suy giảm. Trong cung đình, Trương quý phi xem thường đến cả Tào hoàng hậu, nhưng Hoàng hậu nhân từ, không tiện tố cáo gì Trương quý phi, càng khiến Quý phi càng lúc càng kiêu ngạo, thậm chí từng nhiều lần dùng nghi trượng của Hoàng hậu để xuất cung. Tống Nhân Tông thấy Hoàng hậu hiền đức, bèn cũng quay ra khuyên Quý phi vài câu, nhưng Quý phi vẫn để ngoài tai, thỏa sức đắc ý.

Truy phong Hoàng hậu

Năm Hoàng Hựu thứ 6 (1054), Trương Quý phi bạo bệnh qua đời khi chỉ vừa 30 tuổi. Nhân Tông bi thống khôn nguôi, nghỉ thiết triều 7 ngày, cấm kinh thành yến tiệc trong 1 tháng trời.

Với sự đồng ý của Tào hoàng hậu, Nhân Tông bèn dùng nghi lễ Hoàng hậu để hạ táng Trương Quý phi, đặt thụy hiệu là Ôn Thành hoàng hậu (溫成皇后), nhận triều bái của các quan. Bất chấp sự phản đối của nhiều quan viên, Nhân Tông truy tặng cha của trương thị là Trương Nghiêu Phong làm Thanh Hà quận vương (清河郡王), Tào thị được tặng làm Tề quốc phu nhân (齐国夫人).

Xem thêm

Tham khảo