Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ (1941)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Mucrime (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trần Nguyễn Minh Huy
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
 
== Bối cảnh ==
Chiều hướng trong quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ đã đi xuống kể từ thời điểm Thế chiến thứ hai bắt đầu do sự kiện này ắt làm tăng thêm mối hợp tác giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. [[Hiệp định Destroyers for Bases]], chính sách [[Lend-Lease]], tuyên bố [[Hiến chương Đại Tây Dương]], việc Anh bàn giao quyền kiểm soát quân sự Iceland cho Mỹ, sự mở rộng [[Vùng An ninh Liên Mỹ]], và nhiều thành quả của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước đã tạo sự căng thẳng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, một quốc gia về cơ bản vẫn đang ở tình trạng trung lập, và [[Đức Quốc xã]]. Các tàu khu trục Hoa Kỳ hộ tống tàu chở hàng tiếp tế tới Anh trên thực tế đã đối đầu với những chiếc tàu ngầm [[U-boat]] của Đức.<ref name=bullock>[[Alan Bullock|Bullock, Alan]] (1992) ''[[Hitler and Stalin: Parallel Lives]]''. New York: Knopf. pp.766-67 ISBN 0-394-58601-8</ref> Nguyện vọng giúp đỡ Anh của Roosevelt bất chấp sự phản đối của nhóm người theo [[chủ nghĩa biệt lập]] có tầm ảnh hưởng và những [[Các đạo luật trung lập thập niên 1930|trở ngại pháp lý]] do [[Quốc hội Hoa Kỳ]] áp đặt nhằm ngăn cản sự tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đã đẩy nước Mỹ vượt qua ranh giới [[Trung lập (quan hệ quốc tế)|trung lập]] truyền thống.
 
Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật Bản [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng]], [[Hawaii]], khởi đầu một cuộc chiến tranh giữa Nhật và Hoa Kỳ. Nhật Bản không báo trước cho đồng minh của họ là Đức về cuộc tấn công, dù vào đầu tháng 12 đại sứ Nhật đã nói với Ngoại trưởng Đức [[Joachim von Ribbentrop]] rằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản đã tan vỡ và rằng chiến tranh sắp xảy ra. Viên đại sứ được chỉ thị yêu cầu Đức cam kết tuyên chiến dưới các điều khoản của [[Hiệp ước Ba bên]]. Hitler và Ribbentrop đã thúc giục Nhật Bản tấn công, chiếm lấy [[Singapore]] từ tay Anh, dựa vào lý lẽ rằng làm như vậy không những khiến Anh tổn thương mà còn giữ cho Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến.<ref name=bullock661>[[Alan Bullock|Bullock, Alan]] (1962) ''[[Hitler: A Study in Tyranny]]'' London: Penguin. pp.661-64. ëISBN 0-14-013564-2</ref>
Dòng 19:
 
Sự thiếu hiểu biết về nước Mỹ của Hitler, về nhân lực và năng lực của nền công nghiệp Hoa Kỳ cũng đã dẫn tới quyết định trên.<ref name=bullock661 /> Ngay từ giữa tháng 3 năm 1941, chín tháng trước thời điểm Nhật Bản tấn công, Tổng thống Roosevelt đã nhận thức một cách sâu sắc về sự thù địch của Hitler nhằm vào Hoa Kỳ và tiềm năng tiêu diệt quốc gia này đã hiện hữu. Do quan điểm này trong [[Nhà Trắng]] và những nỗ lực phát triển nhanh chóng của tiềm lực công nghiệp Hoa Kỳ trước và trong năm 1941 để bắt đầu cung cấp quân nhu cho các lực lượng vũ trang, tàu chiến và máy bay được sản xuất đòi hỏi nhắm đến mục tiêu đánh bại toàn bộ Phe Trục. Nước Mỹ đã làm tốt trên con đường hướng tới nền kinh tế thời chiến toàn diện, một hệ thống kinh tế sẽ biến quốc gia này thành [[Arsenal of Democracy|"arsenal of democracy"]] (tạm dịch: kho vũ khí của nền dân chủ), cho chính bản thân và cho các đồng minh của mình.
 
Cuối cùng, thành kiến về chủng tộc sâu sắc khiến Hitler nhìn nhận Hoa Kỳ như một quốc gia có nền dân chủ tư sản suy đồi chứa đầy những con người mang nhiều hơn một dòng máu trong mình, một quần thể dân cư nằm dưới tầm ảnh hưởng nặng nề của người Do Thái và người da đen; một đất nước chưa từng có kỷ luật chuyên quyền để kiểm soát hay chỉ dẫn những đối tượng này; một đất nước chỉ quan tâm đến sự xa hoa và một cuộc sống tươi đẹp với nhảy múa, uống rượu, thưởng thức âm nhạc. Trong tâm trí của Hitler, một đất nước như vậy không bao giờ có thể là mối hiểm họa đe dọa đến nước Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vốn đầy ắp tính kỷ luật<ref name=bullock661 /> — và bởi vậy đã hình thành nên giai đoạn nhìn nhận sai lầm tai hại về quốc gia mà Hitler từng mô tả trong cuốn ''[[Zweites Buch]]'' (''Second Book'', 1928) không xuất bản của mình rằng đó thực sự sẽ là thách thức lớn nhất của Đế chế Thứ ba hơn Liên bang Xô viết – bại quốc trong dự tính của ông.<ref>Hillgruber, Andreas (1981) ''Germany and the Two World Wars'', Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. pp.50-51 ISBN 0674353218</ref>
 
Một điểm có lợi cho Hitler khi tuyên chiến với Hoa Kỳ đó là việc làm này như một cách thức đánh lạc hướng công chúng Đức, làm họ lãng đi tình thế cuộc chiến với Liên Xô hiện tại khi mà Đức vừa trải qua những bước thụt lùi nghiêm trọng có thể dẫn tới một trận chiến kéo dài không mong muốn. Hitler đã bảo đảm với người dân Đức rằng Liên Xô sẽ bị đánh bại trước mùa đông, nhưng thực tế điều này đã không xảy ra, và như vậy chẳng có mấy tin tức tốt lành để thông báo với họ. Sự kiện Trân Châu Cảng tới đúng lúc cho phép Hitler có được diện mạo tích cực hơn trong bài phát biểu trước Nghị viện, tập trung khai thác giá trị tuyên truyền từ cuộc tấn công của Nhật nhiều nhất có thể. Thực tế Hitler đã hoãn bài phát biểu và việc tuyên chiến lại vài ngày, cố gắng tìm thời điểm thích hợp về mặt tâm lý để công bố.<ref>Kershaw (2000), pp.444-45</ref> Tuy nhiên, động cơ tuyên truyền hầu như không đủ để biện minh cho hành động tuyên chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt nếu xét làm như vậy sẽ tạo ra một "liên minh không bình thường" giữa hai thể chế chính trị khác biệt và đối lập từ trước đến nay, Liên Xô và Hoa Kỳ. [[Joachim C. Fest]], một trong những tiểu sử gia về Hitler, đã biện luận rằng quyết định của Hitler "thực sự không còn là hành động theo ý muốn mà là một cử chỉ bị chi phối bởi nhận thức đột ngột về sự bất lực của chính mình. Cử chỉ đó là sáng kiến chiến lược quan trọng cuối cùng của ông ta."<ref name=fest655 />
 
==Tham khảo==