Khác biệt giữa bản sửa đổi của “North Carolina (lớp thiết giáp hạm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor
n →‎''Washington'': sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 218:
Chiếc thiết giáp hạm cuối cùng cũng có khả năng góp vai trò tích cực trong cuộc chiến tranh mà giờ đây ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ. Chuẩn Đô đốc [[John W. Wilcox, Jr.|John W. Wilcox]] chọn ''Washington'' làm [[soái hạm]] cho Lực lượng Đặc nhiệm 39. Vào ngày [[26 tháng 3]] năm [[1942]], ''Washington'' cùng với tàu sân bay ''[[USS Wasp (CV-7)|Wasp]]'', các [[tàu tuần dương hạng nặng]] ''[[USS Wichita (CA-45)|Wichita]]'' và ''[[USS Tuscaloosa (CA-37)|Tuscaloosa]]'' cùng nhiều tàu chiến nhỏ khác đã lên đường vượt [[Đại Tây Dương]] tăng cường cho [[Hạm đội Nhà Anh Quốc]]. Trong chuyến đi, Đô đốc Wilcox bị rơi xuống biển; ông được tàu khu trục ''[[USS Wilson (DD-408)|Wilson]]'' nhìn thấy sau đó với tư thế úp mặt xuống biển, nhưng do hoàn cảnh biển động đã không thể vớt xác của ông lên. Không thể biết chính xác chuyện gì đã thực sự xảy ra; Wilcox có thể đơn giản bị một cơn sóng lớn cuốn xuống biển, nhưng cũng có sự suy đoán là ông mắc phải một cơn [[tai biến mạch máu não|đột quỵ]]. Lực lượng đi đến nơi thả neo chính của Hạm đội Nhà, [[Scapa Flow]], vào ngày [[4 tháng 4]].<ref name="washdanfs"/><ref name=GD41/><ref name="Whitley295">{{Harvnb|Whitley|1998|p=295}}</ref>
 
''Washington'' cùng các con tàu khác của Lực lượng Đặc nhiệm 39 tiến hành tập trận cùng với Hạm đội Nhà cho đến cuối [[tháng tư|tháng 4]]. Cùng với các đơn vị Anh khác, lực lượng này rời quần đảo Anh Quốc như là Lực lượng Đặc nhiệm 99. Chúng hộ tống một số đoàn tàu vận tải Bắc Cực chuyển những hàng tiếp liệu tối cần thiết đến [[Liên Xô]]. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ như vậy, chiếc thiết giáp hạm Anh ''[[HMS King George V (41)|King George V]]'' cùng đi đã vô tình húc phải một tàu khu trục khiến nó vỡ làm đôi và chìm nhanh chóng. Đi liền ngay phía sau tháp tùng cho ''King George V'', ''Washington'' băng qua đúng ngay vùng biển và phải chịu đựng hư hại của các vụ nổ từ các quả [[bom chống tàu ngầm|mìn sâu]] rơi ra từ chiếc tàu khu trục. Mặc dù sự hư hỏng gây ra cho lườn tàu chỉ là tối thiểu, giới hạn trong việc rò rỉ một thùng nhiên liệu, nhiều thiết bị tinh vi trên tàu bị hư hại, bao gồm máy đo tầm xa cho dàn pháo chính, các bộ ngắt điện, ba bộ kiểm soát hỏa lực cùng các radar dò tìm. Các tàu chiến Mỹ sau đó đi vào cảng [[Hvalfjörður]] tại [[Iceland]] vào ngày [[15 tháng 5]]; chúng quay trở lại Scapa Flow vào ngày [[3 tháng 6]]. Ngày [[4 tháng 6]], ''Washington'' đón lên tàu vị tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ tại Châuchâu Âu, Đô đốc [[Harold Rainsford Stark]], người đã cho đặt sở chỉ huy tạm thời của mình trên chiếc tàu chiến trong vài ngày. Vào ngày [[7 tháng 6]] năm 1942, [[George VI của Anh|Vua George VI]] [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] đã lên thị sát chiếc thiết giáp hạm.<ref name="washdanfs"/><ref name="Whitley295"/><ref>{{Harvnb|Garzke|1976|p=41 & 44}}</ref>
[[Tập tin:King George VI inspects the crew of USS Washington (BB-56), June 1942.jpg|nhỏ|trái|[[George VI của Anh|Vua George VI của Anh]] (''bên trái, hướng về máy ảnh'') đang duyệt qua các thủy thủ trên chiếc ''Washington'', ngày [[7 tháng 6]] năm [[1942]]. Một [[thủy phi cơ]] [[Vought OS2U Kingfisher|OS2U Kingfisher]] ở bên trên phía sau.|alt=Midshot with a large single engined propeller warplane in background. A man with military ribbons covering his chest-the King (see caption)-accompanied by navy officers walks down a lines of sailors who stand rigidly at attention.]]
''Washington'' rời khu vực Bắc Hải quay trở về Hoa Kỳ vào ngày [[14 tháng 7]] năm [[1942]] cùng với một lực lượng hộ tống bao gồm bốn tàu khu trục; và khi về đến xưởng hải quân New York vào ngày [[23 tháng 7]], nó thực hiện một đợt đại tu mất đến một tháng mới hoàn tất. Nó lên đường vào ngày [[23 tháng 8]] hướng đến [[kênh đào Panama]] rồi đi sang Thái Bình Dương, đi đến điểm dừng của nó là [[đảo Tonga]] vào ngày [[14 tháng 9]], nơi nó trở thành soái hạm của Đô đốc [[Willis Augustus Lee|Willis "Ching" Lee]]. Trong những tháng tiếp theo, ''Washington'' tập trung vào việc bảo đảm an toàn cho các đoàn tàu vận chuyển tiếp liệu và tăng cường cho lực lượng trú đóng tại [[Guadalcanal]]. Vào ngày [[13 tháng 11]], ba đội hình tàu chiến Nhật Bản được phát hiện đang trên đường hướng đến Guadalcanal, một trong số chúng nhắm vào mục đích bắn phá sân bay Henderson khi bóng tối vào ban đêm giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công bằng máy bay. Lực lượng bắn phá thứ nhất của Nhật bị [[Hải chiến Guadalcanal#Trận hải chiến Guadalcanal thứ nhất, 13 tháng 11|đẩy lùi]] bởi một lực lượng tàu tuần dương - khu trục Mỹ. Vào ngày [[14 tháng 11]], phía Nhật tổ chức một cuộc tấn công bắn phá khác nhằm vô hiệu hóa sân bay chướng tai gai mắt này. ''Washington'' cùng thiết giáp hạm ''[[USS South Dakota (BB-57)|South Dakota]]'' và bốn tàu khu trục được gửi đến để [[Hải chiến Guadalcanal#Trận hải chiến Guadalcanal thứ hai, 14–15 tháng 11|đánh chặn lực lượng Nhật Bản]] trong đêm đó. Lực lượng Nhật Bản, bao gồm [[thiết giáp hạm nhanh]] ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'', hai tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và chín tàu khu trục, thoạt tiên đã đánh chìm ba tàu khu trục Mỹ và gây hư hại đáng kể cho cấu trúc thượng tầng của ''South Dakota''. Tuy nhiên, ''Washington'' không bị phát hiện, và dàn hỏa lực dẫn đường bằng radar của nó đã đánh chìm một tàu khu trục và bắn trúng ''Kirishima''. Trong trận chiến hỗn loạn, ''Washington'' đã bắn 75 quả đạn pháo 406&nbsp;mm (16 inch) và 107 quả 127&nbsp;mm (5 inch), trong đó chín phát 406&nbsp;mm (16 inch) đã đánh trúng ''Kirishima'', gây hư hại nặng đến mức không thể sửa chữa và khiến nó phải bị đánh đắm sáng hôm sau. Không lâu sau trận đánh này, lực lượng Nhật Bản bắt đầu triệt thoái khỏi Guadalcanal.<ref name="washdanfs"/><ref name="Whitley296">{{Harvnb|Whitley|1998|p=296}}</ref><ref>{{Harvnb|Garzke|1976|p=45-46}}</ref>