Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: sửa chính tả 2, replaced: Giáo Dục → Giáo dục (2) using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
==Thân thế & sự nghiệp==
'''Tống Duy Tân''' là người làng Bồng Trung, xã [[Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc|Vĩnh Tân]], huyện [[Vĩnh Lộc (định hướnghuyện)|Vĩnh Lộc]], tỉnh [[Thanh Hóa]]. Năm [[Canh Ngọ]] (1870), ông đỗ [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]], đến năm [[Ất Hợi]] ([[1875]]), thì đỗ [[tiến sĩ]]. Bước đầu, ông được bổ làm Tri huyện, sau làm Đốc học [[Thanh Hóa]] rồi Thương biện tỉnh vụ.
===Hưởng ứng dụ Cần Vương===
[[Tháng bảy|Tháng 7]] năm [[1885]], hưởng ứng [[phong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]], Tống Duy Tân được vua [[Hàm Nghi]] phong làm Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa. Sau đó, ông tham gia xây dựng chiến khu [[Ba Đình]].
 
Năm [[1886]], Tống Duy Tân và [[Cao Điển]]<ref>[[Phạm Văn Sơn]] ghi là Cao Điền.</ref> nhận lệnh của thủ lĩnh [[Đinh Công Tráng]] đến Phi Lai (nay thuộc xã [[Hà Lai]], huyện Hà Trung, Thanh Hóa) lập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho căn cứ chính là Ba Đình. Ngoài căn cứ Phi Lai trong sự nghiệp chung, Tống Duy Tân còn chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng Pháp ngay tại quê hương mình, đó là căn cứ Hùng Lĩnh, nằm ở vùng thượng nguồn [[sông Mã]] thuộc [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], [[Thanh Hóa]].
 
Đầu năm [[1887]], đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội [[phong trào Cần Vương]] ở tỉnh này. Căn cứ [[Ba Đình]] và căn cứ Mã Cao nối tiếp nhau thất thủ. Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh ([[Đinh Công Tráng]], [[Nguyên Khê|Nguyễn Khế]], [[Hoàng Bật Đạt]]), tự sát ([[Phạm Bành]], [[Hà Văn Mao]], [[Lê Toại]]), hoặc đi tìm phương kế khác (Trần Xuân Soạn).