Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Independence Hall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 2, replaced: Quốc Hội → Quốc hội (5) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Tuyên Ngôn → Tuyên ngôn (2) using AWB
Dòng 34:
Từ 1775 tới 1783, Tòa nhà Bang Pennsylvania là nơi diễn ra [[Hội nghị Lục địa II]], một cuộc họp của các đại diện từ 13 thuộc địa Anh khác nhau tại [[Bắc Mỹ]].
Tại Phòng Hội đồng của Tòa nhà Bang Pennsylvania ngày 14 tháng 6 năm 1775, các đại biểu của Hội nghị đã đề cử [[George Washington]] là chỉ huy của [[Lục quân Lục địa]]. Quốc hội cũng chỉ định [[Benjamin Franklin]] làm Bộ trưởng đầu tiên của những gì sau này trở thành [[Bộ Bưu điện Hoa Kỳ]].
Tuyên Ngônngôn Độc Lập được phê chuẩn ngày 4 tháng 7 năm 1776 và đã được đọc tại nơi mà sau này trở thành Quảng trường Độc Lập. Tài liệu này đã tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Kể từ đó, ngày 4 tháng 7 trở thành [[Ngày Độc Lập]] của Hoa Kỳ.
Quốc hội tiếp tục họp ở đó cho tới ngày 12 tháng 12 năm 1776, ngày mà Quốc hội Mỹ phải sơ tán khỏi Philadelphia. Trong thời gian Anh chiếm đóng Philadelphia, Hội nghị Lục địa II đã tiếp tục diễn ra tại [[Baltimore]], [[Maryland]] (từ 20 tháng 12 năm 1776 tới 27 tháng 2 năm 1777). Quốc hội trở lại Philadelphia từ 4 tháng 3 năm 1777 tới 18 tháng 9 năm 1777.
Giữa tháng 9 năm 1777, quân đội Anh lại quay trở lại chiếm Philadelphia, khiến một lần nữa Quốc hội phải rời khỏi Tòa nhà Bang. Sau đó họ đã tiếp tục họp tại [[Lancaster, Pennsylvania]] trong một ngày (27 tháng 9 năm 1777), và ở [[York, Pennsylvania]] trong chín tháng (30 tháng 9 năm 1777 tới 27 tháng 6 năm 1778). York cũng là nơi mà Các điều khoản Hợp bang được phê chuẩn vào tháng 11 năm 1777. Hội nghị Lục địa II một lần nữa quay trở lại Hội trường Độc Lập cho những cuộc họp cuối cùng, từ ngày 2 tháng 7 năm 1778 tới 1 tháng 3 năm 1781.
Dòng 49:
 
Đầu năm 1816, [[Pennsylvania|Khối thịnh vượng chung Pennsylvania]] bán Tòa nhà Bang cho thành phố Philadelphia, với một hợp đồng có chữ ký của thống đốc. Philadelphia đã sở hữu Tòa nhà Bang và một số tòa nhà lân cận kể từ thời điểm đó.
Năm 1948, đồ nội thất trong tòa nhà đã được khôi phục lại theo hiện trạng ban đầu của nó. Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập đã được thành lập bởi [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội Mỹ]] vào cùng năm đó để bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với [[Cách mạng Mỹ]]. Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập bao gồm một cảnh quan có bốn khu phố, cũng như một số di tích quan trọng như: Quảng trường Độc Lập, Hội trường Thợ mộc (nơi diễn ra Hội nghị Lục địa I), căn nhà của Benjamin Franklin, ngôi nhà Graff (nơi [[Thomas Jefferson]] viết Tuyên Ngônngôn Độc Lập), City Tavern (trung tâm của các hoạt động cách mạng trong thời kỳ chiến tranh). Công viên còn giữ cả Chuông Tự Do, chiếc bàn của Franklin, các bộ sưu tập chân dung. Các di tích này, được quản lý bởi Công viên, đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới thuộc dạng Văn hóa, cùng với ba di sản đầu tiên của Mỹ là [[Tượng Nữ thần Tự do]], [[Pueblo de Taos]] và cụm di tích [[Đại học Virginia]] và [[Monticello]].
Hội trường Độc Lập và Chuông Tự Do hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, như là một phần nhỏ trong số các nỗ lực bảo vệ di tích lịch sử quốc gia của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, giao thông xung quanh Quảng trường và Phố buôn bán Độc Lập bị hạn chế tạm thời bởi các rào cản và kiểm lâm. Năm 2006, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ đề xuất việc cài đặt một hàng rào an ninh bảy chân xung quanh Hội trường và Phố buôn bán Độc Lập. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị phản đối bởi Thống đốc Pennsylvania [[Ed Rendell]] và Thượng nghị sĩ [[Arlen Specter]]. Tính đến tháng 1 năm 2007, kế hoạch của [[Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ]] đã bị loại bỏ để du khách có thể tự do ra vào di tích lịch sử này.