Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: . → . (4) using AWB
Dòng 232:
"Khảo công ký" có viết rằng "Hạ hậu thị thượng tượng", thể hiện rằng Hạ hậu xem trọng sản xuất thủ công nghiệp. Triều Hạ thành công trong việc đưa văn minh Trung Nguyên từ thời đại đồ đá quá độ sang thời đại đồ đồng. Các đồ vật thời đại đồ đá mới như đồ đá tinh xảo, đồ xương sừng, đồ vỏ trai dần bị đồ gốm, đồ sơn mài, đồ ngọc thạch, đồ ngọc lam, đồ đồng, đồ đồng thanh thay thế. Tương truyền, vào thời kỳ Nghiêu Thuấn đã sử dụng đồ sơn, sang thời kỳ Hạ Vũ được sử dụng làm đồ tế, "mặc nhiễm kỳ ngoại, nhi chu họa kỳ nội".{{RefTag|1=《韩非子·十过》.}} Thời kỳ viễn cổ, nhân dân sử dụng rộng rãi đồ gỗ và sơn, song đồ làm bằng gỗ dễ dàng bị mục, không dễ bảo tồn, hiện nay khai quật được khá ít. Tại di chỉ Nhị Lý Đầu khai quật được một cái bàn nhỏ được sơn, lớp gỗ đều đã mục nát, song vẫn có thể phân tích ra hình dạng. Từ việc nghiên cứu hình dạng, phát hiện ra có nhiều loại như ống sơn, trống sơn, bát sơn, hộp sơn đáy bằng, hay quan tài sơn. Chế tạo đồ ngọc thạch thời Hạ đã có trình độ tương đối, "Tả truyện" viết rằng vào thời Chu sơ phân phong [[Lỗ quốc]] công [[Lỗ Bá Cầm|Bá Cầm]], ban cho bảo ngọc truyền thế, "Hạ hậu thị chi hoàng{{NoteTag|1=[[Đỗ Dự]] thời Tây Tấn chú giải: “hoàng là tên chỉ ngọc đẹp”; Khổng Dĩnh Đạt thời Đường giải thích: "Hạ hậu thị có vận quý, truyền qua các đời, thấy ngọc đẹp mà đặt tên như vậy.”}}"{{RefTag|1=《左传·定公四年》.}} Tại di chỉ Nhị Lý Đầu khai quật được nhiều loại đồ ngọc như [[qua (vũ khí)|qua]] ngọc, đao ngọc, khuê ngọc, tông ngọc, bản ngọc, việt ngọc. Các loại đồ ngọc này dùng làm vật phẩm trang trí trong lễ nghi, không phải là công cụ dùng trong thực tiễn. Trong số văn vật khai quật thuộc kỳ thứ ba của văn hóa Nhị Lý Đầu có binh khí làm bằng đồng thanh sớm nhất của Trung Quốc, ứng với ghi chép "Vũ huyệt chi thời, dĩ đồng vi binh".{{RefTag|1=《越绝书·卷十一》.}} Có nhiều chủng loại đồ đồng như qua, đao, đục, chùy, móc câu. Ngoài ra, còn phát hiện vết tích của việc chế tạo đồ đồng như than gỗ, vụn đồng đỏ, mảnh khuôn đúc, mảnh nồi nấu.{{RefTag|name=中国法制通史}}
 
Vào thời kỳ đồ đá mới, nghề xe sợi dệt vải có tiến bộ, xuất hiện [[khung cửi]] nguyên thủy, nguyên liệu xe sợi dệt vải trong xã hội hạ tầng phần nhiều là từ sắn dây, đay, còn trong xã hội thường tầng thì dùng nhiều lông{{NoteTag|1=lông cừu là chính{{RefTag|name=张书光}}}}, da, đương thời đã có tập quán nhuộm y phục.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中国古代的平民服装》|author=高春明|publisher=商务印书馆|date=1997年3月|language=Trung văn giản thể|isbn=7-80103-083-4}}}}{{RefTag|name=张书光|1={{chú thích sách|title=中国历代服装资料|author=张书光|publisher=安徽美术出版社|date=1990年8月|pages=第9—10页|language=Trung văn giản thể|isbn=7-5398-0141-7}}}} Mặc dù đến nay vẫn chưa phát hiện ra chứng cứ khảo cổ chứng tỏ văn hóa Nhị Lý Đầu sử dụng lụa, song đã có phát hiện khảo cổ liên quan trong [[văn hóa Long Sơn]], [[văn hóa Đại Vấn Khẩu]], [[văn hóa Lương Chử]] có niên đại sớm hơn{{RefTag|1={{Cite journal|title=“我国栽桑育蚕起始时代初探”|author=卫斯|journal=《农史研究》|publisher=农业出版社|year=1985年|issue=第六辑|language=Trung văn giản thể}}}}, kết hợp với ghi chép trong "Hạ tiểu chính" là "tam nguyệt, ... nhiếp tang. Tang nhiếp nhi ký chi, cấp tang dã. ...thiếp, tử thủy tàm{{RefTag|name=夏小正|1=《大戴礼记·夏小正》.}}, thì việc người Hạ từng sử dụng sản phẩm tơ lụa cũng có tình có lý.{{RefTag|name=中国美术史|1={{chú thích sách|title=《中国美术史·夏商周卷》|author=李松|publisher=齐鲁书社、明天出版社|date=2000年12月|location=中国济南|language=Trung văn phồn thể|isbn=7-5333-0470-5}}}}
 
=== Thương nghiệp ===
Dòng 238:
 
== Giao thông và kiến thiết ==
Trong quá trình trị thủy, Đại Vũ mở núi thông sông, có tác dụng lớn đối với sự phát triển giao thông đường thủy và đường bộ thời cổ đại. "Sử ký-Hạ bản kỷ" có viết thời Vũ trị thủy "đi đường bộ ngồi xe, đi đường thủy ngồi thuyền{{NoteTag|1=còn viết là "chu"{{RefTag|name=大禹三考|1={{Cite journal|title=“大禹三考”|author=冯广宏|publisher=四川省水利研究所|journal=《四川文物》|language=Trung văn giản thể}}}}, cũng có nghĩa là thuyền đò.}}, đi qua bùn{{NoteTag|1=còn viết là "qua đầm".{{RefTag|name=大禹三考}}}} dùng khiêu (橇){{NoteTag|1=còn viết là “毳”、“輴”、“[[Tập tin:䡅-繁體字.png|15px]]”, “[[Tập tin:艹絕-繁體字.png|15px]]”。{{RefTag|name=大禹三考}}}}, qua núi dùng cúc (檋){{NoteTag|1=còn viết là khiêu “桥”, cục “梮”, lũy “樏”, luy “蔂”.{{RefTag|name=大禹三考}}}}{{NoteTag|1=còn có “vượt bãi cát dùng cưu 鸠”.{{RefTag|name=大禹三考}}}}, ... để mở mang cửu châu, thông cửu đạo, vượt cửu trạch, qua cửu sơn, ... khi đem đồ cống tương ứng từ địa phương, đến chỗ sông núi thì có tiện lợi{{RefTag|name=夏本纪}}" thể hiện khi Đại Vũ trị thủy thì việc thông hành hết sức bất tiện, Đại Vũ lợi dụng các công cụ giao thông như xe, thuyền, khiêu để vượt sông suối bùn cát. Ông suất lĩnh quần chúng xây đắp đường bộ liên thông cửu châu, hỗ trợ việc thực thi chế độ cống nạp, cũng tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa các nơi.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中国古代道路交通史》|author=中国公路交通史编审委员会|publisher=人民交通出版社|date=1994年1月|pages=第3—7页|language=Trung văn giản thể|isbn=7-114-01733-2}}}} Khu vực giao thông của Hạ hậu chiều đông tây ít là 500-600 lý, chiều nam-bắc ít là 300-400 lý.{{RefTag|name=中国交通史}} "Quốc ngữ-Chu ngữ" có chép "Hạ ra lệnh nói rằng tháng 9 mở đường, tháng 10 xong cầu{{RefTag|name=周语}}", tháng 9 nông lịch là sau mùa mưa, sửa sang đường bộ, tháng 10 nông lịch là sang mùa đông khô hạn thì xây cầu.
 
Di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư có quy mô lớn chưa từng thấy trong lưu vực Hoàng Hà thời viễn cổ, trong văn hóa khảo cổ cùng thời kỳ cũng không có.{{RefTag|name=郑杰祥}} Tại trung tâm địa lý của khu vực văn hóa Nhị Lý Đầu có thể là một tòa đô ấp hoặc thành thị lớn thời Hạ.{{RefTag|1={{Cite journal|title=“夏商周三代城市聚落研究”|author=徐良高|journal=《三代考古》|publisher=科学出版社|date=2004年9月|location=中国北京|volume=第一册|pages=第38—39页|language=Trung văn giản thể|isbn=7-03-014010-9}}}} Đã xác nhận có hai tòa cung điện số 1 và 2, riêng tại tường phía bắc của cung điện số 2 còn có nền móng số 6 có kích thước đồng đẳng thuộc kỳ thứ 4. Hai quần thể kiến trúc này thể hiện bố cục trục tuyến giữa.{{RefTag|name=中国美术史}}{{RefTag|name=最早的中国|1={{chú thích sách|title=《最早的中国》|author=许宏|publisher=科学出版社|date=2009年8月|location=中国北京|language=Trung văn giản thể|isbn=7208074232}}}} Cung điện số 1 có hình hơi vuông, khuyết một góc đông bắc, chiều đông tây tổng cộng rộng 96,2 mét, chiều nam bắc tổng cộng dài 107 mét, tổng diện tích mặt đất là 9585 m². Điện đường chính nằm ở phía bắc trông về phía nam, mặt rộng 8 gian, vào sâu 3 gian. Bốn phía có tường vách bao quanh, trong có lang vũ hành đạo, tường đông có một phòng bên. Trên trục tuyến giữa hướng về chính nam có cửa lớn mở rộng, phân thành ba môn đạo, mỗi phía bắc và đông có một cửa bên. Cung điện số 2 đông tây rộng 58 m, bắc nam dài 72,8 m, có tường bao quanh bốn mặt và hồi lang ba mặt đông, nam, tây. Cung điện số 1 và 2 đều có đường ống thoát nước làm từ gốm, song hệ thống ở cung điện số 2 được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, đường ống cấu thành từ nhiều phần ống gốm liên tiếp. Mỗi phần có đường kính từ 16,5–22 cm, dài 52–58 cm, dày khoảng 2 cm, đặt trong một rãnh được đào trước sâu 1 mét dưới đất nhằm đề phòng thấm nước. Bản đá dày 5–7 cm được gác phía trên ống gốm, rãnh, nhằm đề phòng người đi tạo sức ép làm vỡ ống gốm. óng gốm có xu thế tây cao đông thấp, thông qua chênh lệch độ cao để đưa nước mưa từ trong cung điện đình viện ra bên ngoài.{{RefTag|name=偃师二里头考古发掘报告|1={{chú thích sách|title=《偃师二里头1959年~1978年考古发掘报告》|author=中国社会科学院考古研究所|publisher=中国大百科全书出版社|location=中国北京|year=1999年|language=zh-cn|isbn=7-5000-6197-8}}}} Ngoài khu cung điện có đường đất dọc ngang đan xen, xưởng thủ công, tường thành đất nện.{{RefTag|name=最早的中国}}