Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Dấu ấn ngắn ngủi trong lịch sử: sửa chính tả 2, replaced: Hộ Pháp → Hộ pháp using AWB
n →‎Dấu ấn ngắn ngủi trong lịch sử: sửa chính tả 3, replaced: Nxb → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 39:
Các nhân vật liên quan đến Mặt trận có cố vấn [[Trần Văn Ân]], [[Lâm Thành Nguyên]], [[Hồ Hữu Tường]], Trần Thái Huệ, Nhị Lang, [[Lê Văn Viễn]] và Nguyễn Long Thành Nam. Ngày [[21 tháng 3]], phái đoàn đại diện Mặt trận đệ trình Thủ tướng Diệm một văn kiện yêu cầu cải tổ chính phủ, đòi phần đại diện trong bộ máy chính quyền và hạn trong 4 ngày để chính phủ thực hiện. Ký tên bản kiến nghị là Hộ pháp Phạm Công Tắc, Trung tướng [[Trần Văn Soái]], Trung tướng [[Nguyễn Thành Phương]], Thiếu tướng [[Lâm Thành Nguyên]], Thiếu tướng [[Lê Quang Vinh]] và Thiếu tướng [[Trình Minh Thế]].<ref>[http://www.daotam.info/booksv/BuiVanTiep/congvanlichsu-II/congvanlichsu-II.htm Công văn lịch sử]</ref> Lê Văn Viễn thì bố trí đại bác nhắm vào [[Dinh Độc lập]] phòng khi bên chính phủ ra tay.<ref name="Mttntlqg" /> Ngày áp chót Mặt trận gửi người vào dinh họp với thủ tướng.
 
Thủ tướng Diệm không chịu nhượng bộ, đòi việc thống nhất quân đội là điều kiện tiên quyết, sau mới bàn đến cải tổ chính trị. Trước đó, ngày 21 tháng 3, ông tuyên bố: ''"Phải thống nhất quân đội, không thể có những lực lượng riêng biệt. Phải thống nhất hành chánh, không thể có địa phương tự trị. Phải thống nhất tài chánh, không thể có những sắc thuế do địa phương tự đặt ra."''<ref>Minh Võ, ''Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc''. NxbNhà xuất bản. Hồng Đức (2008), tr. 61</ref>
 
Trong Mặt trận thì có ba khuynh hướng: nhóm ôn hòa muốn hợp tác với chính phủ (Lâm Thành Nguyên, [[Trình Minh Thế]]), nhóm trung lập ([[Nguyễn Thành Phương]]) và nhóm chống chính phủ (Lê Văn Viễn, [[Lê Quang Vinh]]). Đêm [[29 tháng 3]], nhóm Lê Văn Viễn nổ súng nã vào Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia ở số 606 đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng bị đánh bại, phải rút về khu Bình Xuyên cố thủ. Mặt trận từ đó rạn nứt: Lâm Thành Nguyên, Trình Minh Thế, Nguyễn Thành Phương đứng hẳn về phe chính phủ Quốc gia. Ngày [[2 tháng 4]], Thủ tướng Diệm lên Đài Phát thanh lên án lực lượng Bình Xuyên mà không đả động đến hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo nữa. Riêng Hộ pháp Phạm Công Tắc không về hợp tác. Trong khi đó bên Mặt trận điện sang Pháp yêu cầu Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp để kềm chế Thủ tướng Diệm.<ref name="chiensu" />