Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Thùy Trâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Tiểu sử: sửa chính tả 3, replaced: Cộng Sản → Cộng sản using AWB
Dòng 7:
Chị từng là cựu học sinh của [[Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội|Trường Chu Văn An, Hà Nội]] và là giọng ca xuất sắc của trường Chu Văn An và Đại học Y Hà Nội. Bằng các ca khúc ''Bài ca hy vọng'', ''Cây Thùy dương'', ''Sullico''..., bà đã đoạt hàng chục huy chương trong các cuộc đua tài văn nghệ quần chúng thủ đô. Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như [[Nguyễn Khoa Điềm]], Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn... Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào [[Đại học Y khoa Hà Nội]] chuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm 1 năm để đi chiến trường.
 
Với kết quả học tập, thi tốt nghiệp loại ưu, bác sĩ trẻ Thùy Trâm có thể, hoặc nhận lời ở lại trường làm cán bộ giảng dạy hoặc nhận công tác tại một bệnh viên hoặc cơ quan nào đó ở ngay Hà Nội vì bố mẹ đều là cán bộ có uy tín, có nhiều quan hệ trong ngành Y tế. Nhưng vì có người yêu vào chiến trường trước mấy năm nên sau khi tốt nghiệp bà xung phong vào Nam ngay. Năm [[1966]], Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến [[Quảng Ngãi]] và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện [[Đức Phổ]], một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào [[Đảng Cộng Sảnsản Việt Nam]] ngày [[27 tháng 9]] năm [[1968]].
 
Ngày [[22 tháng 6]] năm [[1970]], trong một chuyến công tác từ vùng núi [[Ba Tơ]] về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.<ref>''Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Vương Trí Nhàn''</ref>