Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Quốc Tế → Quốc tế, Quốc Xã → Quốc xã using AWB
Dòng 4:
 
* '''Cung cấp lợi ích dự phòng''': Các công đoàn thời xưa, như các [[Hội Ái hữu]] (Friendly Societies), thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp [[thất nghiệp]], ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay ở các nước phát triển những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn.
 
* '''Thương lượng tập thể''': Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.
 
* '''Hành động áp lực''': Các công đoàn có thể tổ chức [[đình công]] hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.
 
* '''Hoạt động chính trị''': Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ có lợi cho toàn thể giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.
 
Hàng 63 ⟶ 60:
 
* Hãng loại đóng (closed shop – Mỹ) chỉ thuê những người đã là thành viên của công đoàn.
 
* Hãng loại công đoàn (union shop – Mỹ hay closed shop – Anh) có thể thuê những người chưa vào công đoàn, nhưng đặt một thời hạn để người được thuê phải tham gia công đoàn.
 
* Hãng loại môi giới (agency shop) yêu cầu các công nhân không tham gia công đoàn phải trả một khoản phí cho công đoàn cho việc nó thương lượng hợp đồng của họ. Tình huống này đôi khi được gọi là "[[Thể thức Rand]]".
 
* Hãng loại mở (open shop) khi thuê muớn hay giữ lại nhân công không phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn. Khi một công đoàn hoạt động tích cực, hãng loại mở cho phép những công nhân sắp được thuê có thể được lợi từ một sự thương lượng của công đoàn hay tập thể, mà không cần phải đóng góp vào đó.
 
Hàng 75 ⟶ 69:
Do luật [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 lao động] của các nước rất khác nhau nên [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 chức năng công đoàn] cũng thế. Chẳng hạn như ở Đức, chỉ có các hãng mở là hợp pháp. Tất cả các hành vi phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn đều bi cấm. Điều này ảnh hưởng đến chức năng và dịch vụ của công đoàn. Hơn nữa các công đoàn Đức chiếm vai trò lớn trong những quyết định của giới quản lý bằng cách tham gia vào ban lãnh đạo công ty và cùng ra quyết định. Ở Mỹ thì không bằng như thế.
 
Ngoài ra, sự liên đới giữa các công đoàn với các chính đảng cũng khác biệt. Ở một số nước các công đoàn quan hệ chặt chẽ, thậm chí có cùng ban lãnh đạo, với một chính đảng nhằm đại diện cho quyền lợi của người lao động. Thông thường đây là một đảng cánh tả hay đảng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ở Mỹ thì ngược lại, mặc dù đã gắn kết từ lâu với Đảng Dân chủ, phong trào công nhân không nhất quán về mặt này; hội [[Hội Ái Hữu Nghiệp Đoàn Tài xế Xe Tải Quốc Tếtế]] (International Brotherhood of Teamsters) ủng hộ mộ số ứng viên [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Đảng Cộng hòa]], và hội [[Professional Air Traffic Controllers Organization]] (PATCO) đã ủng hộ [[Ronald Reagan]] vào năm 1980 (đến năm sau Reagan đã tàn hủy PATCO, phá vỡ một cuộc [[đình công]] bằng cách đưa vào những công nhân thay thế vĩnh viễn). Ở Anh Quốc, quan hệ giữa phong trào công đoàn với [[Đảng Lao động Anh|Công Đảng Anh]] đang căng thẳng vì lãnh đạo của đảng này tiến hành các kế hoạch tư nhân hoá xung đột với nhiều thứ mà người ta coi là quyền lợi của công nhân.
 
Ở [[Tây Âu]], các hiệp hội nghề nghiệp thường thực hiện chức năng của công đoàn. Trường hợp nổi bật là hội [[Verein deutscher Ingenieure]] ở Đức. Trong những trường hợp này chúng dứng ra thương lượng cho các công nhân cổ áo trắng như bác sĩ, kỹ sư hay giáo viên. Thường thì các công đoàn kiểu này tránh tham chính, hoặc ngả theo cánh hữu nhiều hơn so với công đoàn của công nhân cổ áo xanh.
 
Cuối cùng, luật lao động ảnh hưởng đến [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 vài trò của công đoàn] và các thức hoạt động của chúng. Ở nhiều nước Tây Âu, lương bổng và quyền lợi chủ yếu là do chính quyền thiết lập. Nước Mỹ có một cách tiếp cận ít can thiệp hơn, thiết lập một số mức chuẩn tối thiểu nhưng để mặc lương bổng và quyền lợi của công nhân cho các cuộc mặc cả [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 tập thể và thị trường] quyết định. Trong lịch sử, Cộng hoà [[Hàn Quốc]] từng chỉnh đốn việc thương lượng tập thể bằng cách bắt buộc các chủ thuê lao động phải tham gia, nhưng thương lượng tập thể chỉ hợp pháp nếu tiến hành trước tết âm lịch. Trong những [[chủ nghĩa toàn trị|chế độ toàn trị]] như [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]], các công đoàn là những cơ quan nhà nước mặc định có chức năng làm cho các công xưởng hoạt động thông suốt và hiệu quả.
 
==Xem thêm==