Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảng Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (4) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (4) using AWB
Dòng 95:
Năm 1988, Bộ trưởng Tài chính Nigel Lawson dưới thời thủ tướng [[Margaret Thatcher]] quyết định rằng đồng bảng sẽ "theo bóng" đồng [[Mác Đức|Mác Tây Đức]]. Hậu quả là [[lạm phát]] gia tăng nhanh chóng trong khi kinh tế bùng nổ ngắn hạn bởi lãi suất quá thấp. Chính phủ của [[Đảng Bảo thủ (Anh)|Đảng Bảo thủ Anh]] từ chối sử dụng các cơ chế bổ sung khác nhằm kiểm soát bùng nổ tín dụng. Cựu thủ tướng Ted Health mô tả Bộ trưởng Tài chính Nigel Lawson là "tay chơi gôn chỉ có một gậy".
 
=== Gắn với đồng tiền chung Châuchâu Âu ===
Một thay đổi chính sách tỷ giá khác là vào ngày 08 tháng 10 năm 1990 khi chính phủ của thủ tướng [[Margaret Thatcher|Thatcher]] gia nhập [[Cơ chế tỷ giá Châuchâu Âu]] (European Exchange Rate Mechanisim - ERM) ở tỷ giá £1 = DM2,95. Tuy vậy, sau ''ngày thứ Tư đen tối'' (16 tháng 09 năm 1992), nước Anh ra khỏi cơ chế này bởi nền kinh tế Anh làm cơ chế này không thể duy trì được. Tỷ phú [[George Soros]] kiếm được khoảng 1 tỷ đô la Mỹ nhờ đầu cơ bán trước mua sau đồng bảng Anh.
 
Sự kiện ''"[[thứ Tư Đen]]"'' chứng kiến tỷ lệ lãi suất nhảy vọt từ 10% lên 12% và cuối cùng là 15% trong một nỗ lực vô ích nhằm cứu vãn tỷ giá đồng bảng không bị rớt khỏi các mức giới hạn của Cơ chế tỷ giá châu Âu. Tỷ giá ngoại hối sa xuống £1 = DM2,20. Những người ủng hộ giá trị thấp của đồng bảng cho rằng đồng tiền Anh rẻ hơn đã thúc đẩy xuất khẩu và góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế của nước Anh thập kỷ 1990.
Dòng 105:
Chính phủ của Công Đảng đắc cử năm 1997 đã làm một quyết định gây ngạc nhiên khi bộ trưởng tài chính [[Gordon Brown]] chuyển giao công việc kiểm soát lãi suất cho [[Ngân hàng Anh]]. Ngày nay, Ngân hàng Anh chịu trách nhiệm ấn định các lãi suất cơ bản sao cho tỷ lệ lạm phát ở sát mức 2% hàng năm. Nếu tỷ lệ lạm phát (là [[chỉ số giá tiêu dùng]]) dao động quá 1% trên hoặc dưới mức 2%, thống đốc Ngân hàng Anh phải viết thư ngỏ giải trình với Bộ trưởng Tài chính và báo cáo các biện pháp sẽ được thực hiện để đưa tỷ lệ lạm phát trở lại 2%. Ngày 17 tháng 4 năm 2007, báo cáo chỉ số lạm phát cho thấy con số này đã là 3,1% (chỉ số tăng giá bán lẻ là 4,8%). Theo đó, lần đầu tiên kể từ khi được giao kiểm soát lạm phát, thống đốc Ngân hàng Anh phải giải trình trước chính phủ Anh về thực tế này.
 
=== Với đồng tiền chung Châuchâu Âu - Euro (€) ===
Là một thành viên của [[Liên minh châu Âu|Liên minh Châu Âu]], nước Anh có quyền chấp nhận euro (€) là đồng tiền chính thức của nó. Song, do còn nhiều tranh cãi về mặt chính trị không chỉ là bởi nước Anh đã từng bị buộc phải ra khỏi Cơ chế Tỷ giá châu Âu khi mà sự yếu kém của kinh tế Anh làm cho cơ chế này không duy trì được. Cùng với Đan Mạch và Thụy Điển, Anh chưa gia nhập đồng hệ thống đồng tiền chung châu Âu. Đứng về mặt lý thuyết, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu phải gia nhập hệ thống này và chấp nhận đồng euro, tuy nhiên có quyền trì hoãn không xác định thời gian. Việc thay thế đồng bảng bằng đồng euro gặp phải trở ngại còn bởi lý do đồng bảng là biểu tượng tự hào quốc gia của Anh.
 
=== Đầu thế kỷ 21 ===