Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hiệu quả: sửa chính tả 3, replaced: Châu Phi → châu Phi using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (3), Châu Phi → châu Phi using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Marshall Plan.svg|phải|nhỏ|300px|Bản đồ của Châuchâu Âu và vùng Cận Đông thời [[Chiến tranh Lạnh]] thể hiện các nước đã nhận viện trợ theo Kế hoạch Marshall. Các cột màu xanh thể hiện mối tương quan tổng số tiền viện trợ cho mỗi quốc gia.]]
 
'''Kế hoạch Marshall''' (''Marshall Plan'') là một [[kế hoạch]] trọng yếu của [[Hoa Kỳ]] nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia [[Tây Âu]], đẩy lui [[chủ nghĩa cộng sản]] sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Mang tên chính thức "'''Kế hoạch phục hưng Châuchâu Âu'''" (''European Recovery Program'' - ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|Ngoại trưởng Mỹ]] [[George Marshall]], người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]], trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của [[William L. Clayton]] và [[George F. Kennan]].
 
Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia [[Châu Âu]] ngày [[12 tháng 7]] năm [[1947]]. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho [[Liên Xô]] và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 [[tỷ]] [[đô la Mỹ]] viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]] - OECD.<ref>Khoảng 13 tỷ đô la so với tổng sản phẩm quốc nội 258 tỷ đô la năm 1948.</ref> Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
Dòng 11:
== Trước khi có Kế hoạch Marshall ==
 
=== Bối cảnh tại Châuchâu Âu ===
[[Tập tin:Hamburg after the 1943 bombing.jpg|nhỏ|300px|Các tòa nhà đổ nát sau cuộc không kích [[Hamburg]]]]
Phần lớn châu Âu bị tàn phá nặng nề với hàng triệu người chết và bị thương sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Chiến sự tàn phá trên toàn lục địa, trải rộng trên một diện tích còn lớn hơn [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]]. Các cuộc ném bom dai dẳng cũng đồng nghĩa với việc phần lớn các thành phố lớn đều bị tàn phá hủy nặng nề, với các khu công nghiệp bị đánh phá nghiêm trọng. Rất nhiều thành phố lớn, bao gồm cả [[Warszawa]] và [[Berlin]] hoàn toàn đổ nát, các thành phố khác, như [[Luân Đôn|London]] và [[Rotterdam]], thì bị thương tích nặng nề. Hạ tầng cơ sở kinh tế điêu tàn, hàng triệu người trở thành vô gia cư. Mặc dù [[nạn đói ở Hà Lan năm 1944]] đã dịu đi cùng với nguồn viện trợ, nhưng sự hoang tàn của ngành [[nông nghiệp]] cũng khiến cho nạn đói xảy ra tại một số vùng trên lục địa, lại càng trở nên nghiêm trọng vì mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1946–1947 tại vùng tây bắc châu Âu. Đặc biệt hạ tầng [[giao thông]] bị phá hoại nghiêm trọng, vì đường sắt, cầu cống, đường sá là các mục tiêu không kích quan trọng, trong khi phần lớn các đoàn tàu thương mại đã bị đánh chìm. Mặc dù phần lớn các thị trấn nhỏ và làng mạc ở Tây Âu không phải chịu cảnh tàn phá ghê gớm như vậy, nhưng việc hệ thống giao thông bị tiêu hủy cũng làm cho họ trở nên cô lập về mặt kinh tế. Bất kỳ vấn đề nào trên đây đều không dễ để giải quyết, vì phần lớn các quốc gia tham chiến đều đã kiệt quệ về tài chính.
Dòng 138:
Kế hoạch Marshall cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa nhập châu Âu. Cả các nhà lãnh đạo Mỹ và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu tin rằng sự hòa nhập là cần thiết để đảm bảo cho hòa bình và phồn vinh của châu Âu, và sử dụng Kế hoạch Marshall như một nguyên tắc chỉ đạo để khuyến khích sự hòa nhập. Trong một chừng mực nào đó, nỗ lực này thất bại, và [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế|OEEC]] chưa bao giờ vươn lên ngoài tầm một tổ chức hợp tác kinh tế. Thay vào đó, [[Cộng đồng Than Thép châu Âu]], đáng lưu ý là không bao gồm Anh, lại lớn mạnh để trở thành [[Liên minh châu Âu]]. Tuy nhiên, OEEC đóng vai trò thử nghiệm và chuẩn bị cho cấu trúc và bộ máy quan chức sau này của Tổ chức kinh tế châu Âu EEC. Kế hoạch Marshall, gắn liền với hệ thống tiền tệ mang tên [[Hệ thống Bretton Woods|Bretton Woods]], cũng đảm bảo tự do thương mại trên toàn Âu châu.
 
Trong khi một số sử gia ngày nay cảm thấy việc ca ngợi chương trình này có phần thái quá, thì người ta vẫn nhìn nhận nó một cách tích cực, và nhiều người cho rằng một chương trình tương tự có thể sẽ có ích cho nhiều khu vực khác trên thế giới. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, có một số đề nghị về "Kế hoạch Marshall cho Đông Âu" để khôi phục khu vực này. Những người khác thì đề nghị một Kế hoạch Marshall cho châu Phi, và Phó Tổng thống Mỹ [[Al Gore]] thì đề xuất [[Kế hoạch Marshall toàn cầu]].<ref>Các đề xuất dạng Kế hoạch Marshall cho các khu vực khác của thế giới là một ý tưởng quay đi quay lại nhiều lần. Ví dụ như [[Tony Blair]] và [[Gordon Brown]] đề cập đến mục tiêu giúp đỡ Châuchâu Phi của họ như "một Kế hoạch Marshall."[http://www.guardian.co.uk/g8/story/0,13365,1498591,00.html]. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tin rằng Đông Âu cần một chương trình tái thiết, ví dụ như tại đây [http://www.commentarymagazine.com/Summaries/V89I1P19-1.htm].</ref> Cụ từ "Kế hoạch Marshall" đã trở thành một phép ẩn dụ cho bất kỳ một chương trình tầm cỡ quốc gia nhằm giải quyết một vấn đề xã hội nhất định. Nó thường được sử dụng khi nói việc chính phủ bỏ tiền ra để cứu cho một thất bại trong khu vực tư nhân.
 
Nền kinh tế Tây Đức phục hồi một phần là nhờ vào viện trợ kinh tế từ Kế hoạch Marshall, nhưng phần lớn là nhờ vào cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 thay thế đồng Reichsmark bằng đồng [[mác Đức|mark]], chặn đứng nạn [[lạm phát]] leo thang. Hành động củng cố nền kinh tế Đức này vốn bị tuyệt đối ngăn cấm trong khoảng thời gian hai năm mà chỉ thị JCS 1067 (của phe Đồng Minh chiếm đóng Tây Đức) có hiệu lực. Quá trình giải thể công nghiệp than và thép của Tây Đức do phe Đồng Minh thực hiện cuối cùng cũng chấm dứt vào năm 1951. Như vậy, Kế hoạch Marshall chỉ là một trong số nhiều thành tố đằng sau sự phục hồi kinh tế Đức.<ref>[http://www.econlib.org/library/enc/GermanEconomicMiracle.html Henderson]</ref><ref name="autogenerated2">[http://www.germany.info/relaunch/culture/history/marshall.html Stern]</ref> Dù vậy, tại Đức huyền thoại về Kế hoạch Marshall vẫn còn được lưu truyền. Theo cuốn ''Marshall Plan 1947–1997 A German View'' bởi Susan Stern, nhiều người Đức vẫn còn tin là nước Đức là quốc gia duy nhất hưởng lợi từ chương trình này, rằng nó bao gồm những khoản viện trợ cho không gồm những món tiền lớn, rằng chương trình này là chương trình độc nhất mang lại sự phục hồi kinh tế nước Đức trong [[thập niên 1950]].<ref name="autogenerated2"/>