Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tin Sáng (báo)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bị đóng cửa: sửa chính tả 3, replaced: Thành Phố → Thành phố using AWB
Dòng 13:
Năm 1981, lực lượng [[Công đoàn Đoàn kết]] liên tục tổ chức biểu tình ở [[Ba Lan]], Chính quyền Cộng sản ở Việt Nam lo lắng. Sau khi ra Hà Nội trực tiếp gặp [[Tố Hữu]] và [[Trường Chinh]] để thảo luận, [[Võ Văn Kiệt]] cho đóng cửa báo Tin Sáng<ref name=btc1>Bên thắng cuộc - Huy Đức - Quyển II: Quyền bính / Chương 12: Cởi trói</ref> và giải thích: “Chúng ta đã xác định kinh tế còn năm thành phần, nhưng văn hoá chỉ có một là văn hoá dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc tất cả những tiếng nói đều phải là tiếng nói yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội để chiến đấu và chiến thắng, không có tiếng nói khác được”<ref>(Phát biểu sáng 29-6-1981, bản ghi của Văn phòng Thành uỷ, Tài liệu của Ban Tuyên huấn, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt)</ref>.
 
Tờ báo bị đóng cửa nhưng đội ngũ nhà báo giàu kinh nghiệm ở đó đã được ông Võ Văn Kiệt thu xếp đưa về các tờ báo của Thành phố như [[Tuổi Trẻ]], Phụ Nữ và cả tờ [[Sài Gòn Giải Phóng]]<ref name=btc1/>. Theo nhà báo [[Huy Đức]], "họ đã trở thành nòng cốt trong việc tạo ra một môi trường báo chí thực sự trong các tờ báo của Sài Gòn, đặc biệt là tờ Tuổi Trẻ".<ref>Năm 1987, khi ông Nguyễn Văn Linh hô “cởi trói”, Tuổi Trẻ đã gần như thoát ra khỏi khuôn khổ của một bản tin Thành đoàn. Tuổi Trẻ, Phụ Nữ Thành Phốphố và cả Sài Gòn Giải Phóng đã đóng vai trò thông tin khá tích cực trong thời kỳ “đổi mới”</ref>
 
Lý Quý Chung - phó chủ bút đặc trách vấn đề văn hoá xã hội báo Tin Sáng đặt câu hỏi trong ''Hồi ký không tên'': "Nếu không có những mâu thuẫn nội bộ, liệu Tin Sáng có kéo dài được sự tồn tại? Một tờ báo gồm các trí thức cũ Sài Gòn, hoạt động như một doanh nghiệp tư nhân, anh Đức nắm tờ báo như một ông chủ báo trước 1975, lại rơi vào thời điểm Đông Âu bắt đầu chứng kiến những biến động (Công đoàn Đoàn Kết của Walesa đã phát động lật đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan), vậy nếu báo Tin Sáng tiếp tục tồn tại thì sẽ ở vị trí nào trong bối cảnh chính trị lúc đó?<ref>[http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5390&rb=08 Lý Quí Chung Hồi ký không tên] Bản in đầu tiên của nhà xuất bản Phần “Sau ngày 30-4-1975”, 20.9.2005</ref>