Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lăng Ông (Bà Chiểu)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thờ cúng: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:07.7501183
n sửa chính tả 3, replaced: . → ., NXB → Nhà xuất bản, Nxb → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 13:
== Lịch sử ==
{{Chính 2|[[Lê Văn Duyệt#Vụ án Lê Văn Duyệt|Vụ án Lê Văn Duyệt]]}}
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng sớm nhất là phần mộ <ref>Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây thì ngôi mộ thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt nằm ở [[Tiền Giang]]: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại [[Gia Định]], Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh [[Định Tường]] (nay là [[Tiền Giang]])". (Huỳnh Minh, ''Gia Định xưa'', NXBNhà xuất bản Thanh Niên in lại năm 2001, trang 53). Nhưng vào [[tháng tư|tháng 4]] năm [[2006]], sau một cuộc khảo sát, ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139068&ChannelID=10].</ref>.
 
Năm [[1835]] sau [[cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|sự biến thành Phiên An]], Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua [[Minh Mạng]] đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ ''Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử'' (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội)Theo Đại nam thực lục chính biên quốc sừ quán triêu Nguyển..
 
Đến năm [[Tân Sửu]] ([[1841]]), vua [[Thiệu Trị]] lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời [[Tự Đức]] ([[1848]]), Đông Các đại học sĩ [[Võ Xuân Cẩn]] dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt<ref>Hai người kia là [[Nguyễn Văn Thành]] và [[Lê Chất]].</ref>. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở [[Gia Định]] cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ <ref>Theo [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139068&ChannelID=10 Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?]</ref>. Theo nhà văn [[Sơn Nam (định hướng)|Sơn Nam]], thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của [[Lê Văn Phong]] (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền <ref>Sơn Nam, ''Lăng Ông Bà Chiểu và Lễ hội văn hóa dân gian'' (NxbNhà xuất bản Trẻ, 2009, tr. 151). Cũng theo Sơn Nam, thì ngay trong năm đó, tỉnh thần tỉnh [[Định Tường]] là [[Đỗ Quang]] tâu xin trả 32 [[mẫu]] tư điền của thân phụ Lê Văn Duyệt cho cháu là Lê Văn Niên để lo hương hỏa và sửa lại phần mộ của song thân Tả quân.</ref>.
 
Và từ khi ''Hội Thượng Công Quý Tế'' được thành lập vào năm [[1914]]<ref>Hội Thượng Công Quý Tế do Đốc phủ Gia Định Nguyễn Hữu Vị và Tri huyện Phạm Hữu Thành sáng lập. Từ khi có hội, lăng miếu được rộn rịp hơn.</ref>, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1989]], toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là ''di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia''.
Dòng 37:
Toàn thể khu [[mộ]] đều được xây bằng một loại vữa hợp chất<ref>Còn được gọi là ''ô dước''. Chất này gồm ba thành phần chính: cát, vôi, chất kết dính. Trong đó, cát là loại cát sông mịn; vôi là vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò, san hô nghiền vụn; chất kết dính là nhựa cây ô dước, mật mía, mật ong, nhựa dây tơ hồng hoặc bời lời. Ngoài ra, còn có chất phụ gia như: than hoạt tính, đá ong nghiền vụn, giấy dó...</ref>.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận<ref>Tên ghi theo tài liệu của Ban Quý Tế Lăng Ông. Cũng theo đây, thì bà là một cung nhân nết na, được vua [[Gia Long]] đứng ra gả cưới. Vương Hồng Sển ghi tên bà là ''Đỗ Thị Phẫn''. Khi Lê Tả quân bị tội, bà về ngụ nơi xóm Chợ Rẫy, trong một ngôi chùa [[Phật]], do bà mẹ năm xưa đứng tạo lập tục danh là Chùa Bà Dội (''Sài Gòn năm xưa'', NxbNhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 86 và 160). Lý Việt Dũng ghi bà tên Phấn. Bà không bị giết vì Lê Văn Duyệt là người yêm hoạn, theo luật thời bấy giờ, bà không phải là vợ nên được miễn nghị. Còn tên chùa, ông Dũng ghi là chùa Bà Dồi, ở gần [[Bệnh viện Chợ Rẫy]] (''Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ'', tạp chí Xưa và Nay xuất bản, 2008, tr. 155).</ref>. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả [[trứng]] [[ngỗng]] xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn [[hình chữ nhật]]. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt [[nhang]] đèn.
 
Ngoài ra, ở đây còn hai phần mộ nhỏ của hai cô hầu <ref>Mặc dù có khuyết tật về sinh lý (ái nam ái nữ), nhưng Tả quân vẫn cưới vợ rồi chọn thêm hai cô hầu nữa. Theo Sơn Nam, thì đó là hành động tượng trưng, để chứng tỏ là nam giới. Có lẽ mộ bia của hai cô hầu đều đã bị đập phá theo lệnh của vua Minh Mạng. Nhưng về sau không thấy dựng lại khi danh dự của Tả quân bị phục hồi, nên không biết họ tên, ngày sinh và ngày mất của hai cô (sách đã dẫn, tr. 136) .</ref>.
===Miếu thờ===
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là ''sân thiên tỉnh'' (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang.