Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Huỳnh Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 4:
 
==Thân thế==
Trước ông có tên là '''Huỳnh Tường Đức''' (黃奉德, Hoàng Tường Đức), sau nhờ lập được nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là ''Nguyễn Huỳnh'' <ref>Phần nhiều các sách biên chép về ông đều ghi tên "Huỳnh Tường Đức", chỉ riêng sách ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'', không thấy ghi tên người soạn, do NXBNhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2007, ghi ông tên là "Huỳnh Công Đức".</ref>, sinh trưởng tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, [[Long Hồ (dinh)|dinh Long Hồ]] (nay thuộc ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thành phố [[Tân An]], tỉnh [[Long An]]).
 
Ông xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương, đều theo phò [[chúa Nguyễn]] và đều được phong chức Cai đội. Năm [[1731]], cha và ông nội theo Điều khiển [[Trương Phước Vĩnh]] tham gia đánh dẹp cuộc nổi loạn [[Sá Tốt]]. Sau khi dẹp yên, vua [[Chân Lạp]] hoảng sợ, xin đem hai vùng đất là Peam Mesar ([[Mỹ Tho]]) và Longhôr ([[Vĩnh Long]]) dâng cho chúa [[Nguyễn Phúc Chú]]. Để tiện việc coi giữ, vị chúa này cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp. Từ đó, gia đình ông ở lại khai khẩn và lập nghiệp tại nơi sinh ra ông.
Dòng 11:
[[Tập tin:Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819).jpg|225px|nhỏ|phải|Chân dung Nguyễn Huỳnh Đức]]
 
Nguyễn Huỳnh Đức là người có "dung mạo khôi ngô, khỏe mạnh hơn người, ai cũng coi ông là hổ tướng" <ref>Nguyễn Khắc Thuần, ''Việt sử giai thoại'' (tập 8), NXBNhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr.21.</ref>. Năm [[1781]], ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn của [[Đỗ Thanh Nhơn]]. Sau, mặc dù chủ tướng bị chúa [[Gia Long|Nguyễn Phúc Ánh]] giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được lưu dùng.
 
Năm [[Nhâm Dần]] ([[1782]]), ông được phong chức Tiền quân. Từ đó về sau, cuộc đời ông gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân [[Tây Sơn]] truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man...Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh ban cho ông "quốc tính" và xem ông như người trong hoàng tộc <ref>Theo ''Đại Nam chính biên liệt truyện'' (sơ tập, quyển 7) và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' (sách đã dẫn).</ref>. Từ đó, ông mang tên là "Nguyễn Huỳnh Đức" như đã kể trên.